- Tăng cường phân cấp quản lý nhà trường cho các chù thể quản
được đưa ra từ cơ quan quản lý cao nhất (chẳng hạn như chính quyền
trung ương), và vì vậy, nhằm đáp ứng các mục tiêu của cấp quản lý cấp cao; còn hệ thống phân cấp là hệ thống mà tất cả các quyết định được đưa ra bởi các thành viên, các tổ chức, hay đom vị ... và vì vậy nhàm đáp ứng các mục tiêu và nhu cầu cùa chính các địa phương hay tổ chức hoặc cá nhân.
Trong thực tế các quốc gia, không tồn tại một hệ thống quản lý giáo dục nào là tập trung hay phân cấp hoàn toàn. Một hệ thống tập trung cao (tập trung trong ra quyết định) vẫn mang các đặc điểm của phân cấp và ngược lại, một hệ thống phân cấp mạnh nhưng vẫn tồn tại đặc điểm tập trung. Ví dụ, hệ thống giáo dục của New Zealand thực hiện phân cấp cao, đề cao vai trò tự chủ của địa phương và nhà trường, nhưng giáo viên vẫn do chính quyền địa phương tiếp nhận và phân phối, nhà trường không có quyền tuyển dụng và phân công việc làm cho giáo viên. Ở Pháp, hệ thống giáo dục là hệ thống tập trung cao trong việc thực hiện kế hoạch và chương trình giáo dục, song nhà trường có quyền chủ động trong việc tổ chức các hoạt động và lựa chọn các phương pháp sư phạm.
Do vậy, chủ thể quản lý giáo dục luôn cần lựa chọn các tiêu chí cần thiết và đặc trưng cho việc xác định ưu thế của việc thực hiện tập trung hay phân cấp trong quản lý và từ đó xác định rõ ràng cấp độ quản lý nào là phù hợp nhất đối với từng chức năng quản lý hay từng lĩnh vực hoạt động trong quản lý của hệ thống giáo dục.
Cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định tập trung hay phân cấp thường xem xét các thành phần của lĩnh vực hoạt động hoặc các chức năng quản lý giáo dục. Trên cơ sở phân tích các thành phần hay thành tố cụ thể mà xác định các tiêu chí cần thiết cho việc lựa chọn tập trung hay phân cấp của hệ thống. Thông thường có ba tiêu chí cơ bản cho việc xác định tập trung hay phân cấp quản lý giáo dục là hiệu quả xã hội, hiệu quả kỹ thuật và mức độ công bằng.