Những đặc tnmg cơ bản của mô hình "chính trị”

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 79 - 83)

- và viên kế toán/thủ quỳ của trường

Những đặc tnmg cơ bản của mô hình "chính trị”

1. Mô hình chính trị có khuynh hướng tập trung vào hoạt động nhóm hơn là hoạt động của toàn bộ thiết chế giáo dục. Sự chú ý chủ yếu được đặt vào các đcm vị cơ sở - khoa, bộ môn, các phòng ban - chứ không phải là toàn bộ nhà trường. Sự tương tác giữa các nhóm sẽ là tâm điểm của cách tiếp cận chính trị thay vì chú trọng đến cấp độ toàn bộ thiết chế như các mô hình chính quy và đồng thuận. Mô hình chính trị áp dụng trong nhà trường đánh giá cao ảnh hường của các bộ phận học thuật/chuyên môn đối với việc hình thành chính sách, quyết định của toàn bộ thiết chế.

2. Mô hình chính trị quan tâm nhiều hom đến lợi ích và các nhóm cùng lợi ích. Các cá nhân được coi là những người có một tập hợp đa dạng các lợi ích mà họ sẽ theo đuổi bên trong tổ chức. Tuy vậy, nhà

nghiên cứu ỉỉoyle (1986) cũng (Jồ nghị cần phân biệt giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chuyên môn khi cho rằng “ lợi ích chuyên môn” chú trọng tới những cam kết đối với việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáng dạy, phương thức học tập của học sinh, phương pháp giảng (lạy .. “lợi ích chuyên môn” trở thành một bộ phận của các quá trinh vi

- chính-trị tuỳ theo chiên lược được sứ dụng để thúc đây chúng, còn “lợi ích cá nhân” tập trung vào những vấn đề như vị thế, sự đề bạt, điều kiện làm việc... Hoyle cũng cho rằng sự phát triển của các nhóm cùng lợi ích sẽ là biện pháp chủ yếu để tìm kiếm và đạt được các mục đích cá nhân: “các lợi ích được cá nhân theo đuổi thường có hiệu nghiệm nhất nếu có sự cộng tác với những người khác cùng chia sẻ những mối quan tâm chung. Tập hợp một số những người này có thể đù phẩm chất để tạo thành một nhóm tồn tại lâu dài và có tính cố kết, nhung họ cũng có thể chi là một “liên minh” lỏng lẻo hơn do chỗ sự cộng tác không phải là thường xuyên mà chi xảy ra khi lợi ích chung nổi trội lên mà thôi.

Những nhóm cùng lợi ích thường xuyên hơn, như một khoa, một tổ bộ môn chẳng hạn, là những nhóm cố kết vì các cá nhân trong đó cùng chia sẻ những giá trị và niềm tin. Những cá nhân trong những nhóm như vậy thường có chung thái độ đổi với nhiều vấn đề quan trọng trong nhà trường. Tuy vậy, có những khác biệt về mục tiêu và giá trị giữa các nhóm cùng lợi ích, dẫn đến sự phân liệt hơn là thống nhất tổ chức. Trong những vấn đề cụ thể, các nhóm có thể tạo nên những liên minh để gây áp lực đối với việc hình thành chính sách phản ánh lợi ích chung của họ. Những liên minh này thường có tính tạm thời và sẽ tan rã ngay khi đạt được mục đích; nhưng nhóm cùng lợi ích sẽ tồn tại dài lâu đáng kể.

3. Mô hình chính trị nhấn mạnh đến sự tồn tại phổ biến của xung đột trong các tổ chức. Điều này cũng dễ giải thích: các nhóm cùng lợi ích theo đuổi những mục tiêu độc lập có thể rất trái ngược nhau, và điều đó dẫn đến xung đột mâu thuẫn bên trong tổ chức. Một đặc trưng quan trọng của mô hình chính trị đó là người ta coi ràng xung đột là một đặc trưng bình thường của tổ chức. Điều này trái ngược với quan điểm đồng hiệu, nơi đỏ nhấn mạnh đến sự hài hoà, đồng thuận, còn

xung đột nếu có cũng bị bỏ qua một bên hoặc coi như không có. Những người ùng hộ mô hình chính trị không những coi xung đột là tự nhiên, thậm chí còn hoan nghênh chúng. Baldridge (1978) cho rằng trong nhà trường, chuyện xung đột là thường tình: “trong một hệ thống xã hội động và phân đoạn, xung đột có tính tự nhiên và hoàn toàn không phải là điềm triệu của sự đổ vỡ trong cộng đồng học thuật. Thực ra, xung đột là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đây sự biến đổi tổ chức theo chiều hướng tiến bộ”. Điều quan trọng là phải biết phân biệt xung đột cỏ tính xây dựng và xung đột có tính phá hủy, xung đột tích cực và xung đột tiêu cực.

4. Mô hình chính trị giả định rằng mục tiêu của tổ chức là không ổn định, không rõ ràng và gây tranh cãi. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm cùng lợi ích, mỗi liên minh đều có mục tiêu của riêng mình và họ hành động nhằm đạt được các mục tiêu ấy. Các mục tiêu có thể gây ra bất đồng ý kiến và là một trong những yếu tố đáng kể tạo nên xung đột, mâu thuẫn giữa các nhóm. Một số nhóm có thể xác định mục tiêu phù hợp với mục tiêu của toàn bộ thiết chế, nhưng một số nhóm khác vì lợi ích riêng của mình lại có mục tiêu không phù hợp, thậm chí trái ngược với mục tiêu chính thức của nhà trường. Trong bất kỳ tổ chức nào cũng đều có khuynh hướng nảy sinh xung đột giữa mục tiêu của các bộ phận và mục tiêu của toàn bộ tổ chức. Thông thường những xung đột này dựa trên mục tiêu chuyên môn do một bộ phận nào đó mong muốn có được hầu hết những nguồn lực mà tổ chức muốn dành cho việc đạt mục tiêu đó. Các nhóm cùng lợi ích cố gắng quảng bá các mục tiêu của nhóm mình cho tới khi nhận được sự ủng hộ của nhừng người hoạch định chính sách. Nhưng điều đó không hẳn đã chấm dứt được xung đột vỉ sự phê chuẩn những mục tiêu nhất định có thể làm phương hại đến những mục tiêu khác, vì thế vẫn tiếp tục diễn ra quá trình “vận động hành lang” của các nhóm “đối địch” nhằm đạt được mục tiêu của họ. Sự bất đồng về mục tiêu vẫn tiếp tục là một đặc điểm của các quá trình chính trị trong tổ chức.

5. Trong các diễn đàn, trên sân khấu chính trị, các quyết định ra đời, xuất hiện sau một quá trình phức tạp những thương thảo và thoả thuận. Các mô hình chính quy giả định rằng các quyết định được hình

thành theo một quá trình duy lý. Các phương án được cân nhăc dánh giá dựa vào mục tiêu cùa tồ chức và phương án thích hợp nhất sẽ được lựa chọn.

Việc hoạch định chính sách, ra quyết định trong mô hinh chính trị là một công việc bất định hơn nhiều. Các lợi ích được phô bày trong các uỷ ban/hội đồng cũng như ở rất nhiều các cuộc gặp gỡ bất chợt (?) không chính thức giữa các thành viên tham gia. Các chính sách, quyết định không dễ dàng được xem xét đánh giá theo các mục tiêu của tổ chức vì các mục tiêu đó cũng là chủ đề của chính quá trình tranh luận trong nội bộ và sự thay đổi tiếp sau. Các mục tiêu và các quyết định cùa tổ chức sẽ xuất hiện trong quá trình diễn tiến của những cuộc thương thảo, thoả thuận và cả các thủ đoạn nữa, vì vị trí địa vị giữa các cá nhân và các nhóm. Mỗi nhóm đều muốn tác động, ảnh hưởng đến quyết định cùa tổ chức và các nhóm đều mưu toan làm như vậy bàng cách tham gia vào một quá trình nhiều giai đoạn bao gồm việc tuyên cáo rành rẽ về các lợi ích, mỗi nhóm nồ lực để các lợi ích cùa mình được thể hiện hay chuyển thành chính sách cùa tổ chức, phân giài các sức mạnh xung đột vào chính sách đã được chấp nhận và triển khai các quyết định đã được thông qua.

Việc nhấn mạnh đến một số giai đoạn của quá trình ra quyết định có ý nghĩa đáng kể vì điều đó nhân lên nhiều lần số cơ hội cho các nhóm cùng lợi ích có khả năng gây ảnh hưởng, tác động đến quá trình hoạch định chính sách, ra quyết định. Các quyết định đạt được ở một hội nghị không chắc đã giải quyết được vấn đề vi các nhóm thất bại sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình một khi có cơ hội hoặc họ sẽ thức đẩy cho cơ hội xuất hiện.

6. Khái niệm quyền lực là khái niệm trung tâm của các mô hình chính trị. Kết quả của quá trình ra quyết định đầy chông gai, phức tạp dường như là được xác định theo quyền lực đối sánh của các cá nhân, các nhóm lợi ích được lôi cuốn vào quá trình tranh luận. Những người tham gia này huy động các nguồn quyền lực được sắp đặt để hỗ trợ cho lợi ích của họ và có tác động đáng kể đến kết quả của việc hoạch địah chính sách, ra quyết định. Có thể nói ràng, sự vật làm nền tảng cho quyết định và sản sinh ra hành động là kết quả trực tiếp của quyền

lực và kỹ năng của những người ùng hộ và phản đối trước những vấn đề cần giải quyết. Các quyết định và hành động trong một tổ chức có thể xem như hệ quả cùa những tác lực thúc đẩy, lôi cuốn có tính “chính trị” như vậy. Chính tại đây, cần xem xét mối quan hệ giữa lợi ích, xung đột và quyền lực. Chính trị nảy sinh khi con người ta suy nghĩ khác nhau, muốn hành động khác nhau. Chính sự đa dạng đó làm xuất hiện những căng thẳng phải giải quyết bằng các biện pháp chính trị. Các lợi ích không cùng chiều, bị phân kỳ làm nảy sinh xung đột - hiển hiện hay ẩn tàng - chúng phải được hoá giải hay vẫn được báo tồn bằng các loại hình khác nhau của trò chơi quyền lực.

2.3.2. Mô hình chinh trị của Baldridge

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)