(i) Lý thuyết chính trị và các khoa học là những “người cống hiến” chính yếu vào kho tàng lý luận quản lý giáo dục đáng kể nhất
1.5.2. Một sổ đặc điểm chung của các lỷ thuyết quản lý giáo dục
Các lý thuyết quản lý giáo dục đều có một số những đặc điểm chung sau:
(1) Các lý thuyết quản lý giáo dục có xu hướng định chuẩn
(normative), trong đó chúng phản ánh nhừng niềm tin về bản chất của các thiết chế giáo dục và về hành vi của mỗi thành viên trong các thiết chế đó. Với các mức độ đậm nhạt khác nhau, các lý luận gia về quản lý giáo dục đều trình bày quan điểm của họ về việc nhà trường (dù là phổ thông hay đại học) phải được quản lý như thế nào hơn là chỉ mô tả các khía cạnh của quản lý hoặc giải thích cấu trúc tổ chức của nhà
trướng. Chẳng hạn khi các nhà quản lý giáo dục thực tiễn hoặc các nhà hàn lâm về quản lý giáo dục đòi hỏi việc ra quyết định trong nhà tnrờng phải tuân theo phương pháp “quá trình ra quyết định có sự tham gia của tập thể”, họ đã dựa trên những phán đoán có tính định chnân thay vì sự phân tích thực tiễn sống động cùa nhà trường,
(2) Các lý thuyết quản lý giáo dục có xu hướng chọn lọc
(selcctive) hoặc cục bộ (partial) khi nhẩn mạnh đến một số khía cạnh nhất định của thiết chế giáo dục mà không đề cập đến những khía cạnh khác. Việc tán thành một mô hình lý thuyết cụ thể sẽ dẫn đến việc chối bỏ những cách tiếp cận khác. Trường phổ thông hay trường đại học là những thực thể quá đỗi phức tạp nên khó có thể phân tích, tìm hiểu, tạo dựng mô hình quản lý chi theo một mặt (dimension) đơn nhất. Chẳng hạn khi chúng ta quá chú ý đến việc hình thành cơ cấu quản lý theo “nhóm”, “đội” công tác, dễ dẫn đến việc kém chú trọng đốn “cá thể” thành viên trong nhà trường, dù đó là học sinh hay giáo viên, giảng viên.
(3) Các lý thuyết quản lý giáo dục thường được xây dựng dựa trên
sự quan sát (observation) thực tiễn diễn ra trong các thiết chế giáo dục. Quan sát có hệ thống các sự kiện diễn ra trong thực tiễn là một phương pháp nghiên cứu khoa học, tuy vậy chưa đủ để làm căn cứ cho việc xây dựng, hình thành nên một lý luận, bời tính chủ quan của chủ thể quan sát là điều không tránh khỏi. Vì vậy, việc tri giác, cảm nhận, nhận biết và việc giải thích, hiểu thấu các sự kiện thực tế đòi hỏi có sự tham gia của khách thể quan sát - trong trường hợp này đó là các thành viên của những thiết chế giáo dục.
Chương II