- và viên kế toán/thủ quỳ của trường
2.2,7 Phải chăng tính đồng thuận /à một lý tưởng xa vời?
Các mô hình đồng thuận có tính lý tưởng và tính định chUcẩn rất cac. Những người ùng hộ cho các mô hình này tin tưởng rằng cách tiếp cận tham gia là biện pháp thích hợp nhất để quản lý các thiết chế giáv) dục. Ngưừi giáo viên - giang viên được bộc iộ quyèn hạn về sự thòng thạo chuyên môn của mình trong việc tham gia vào quá trình ra qui yết định. Hon nữa họ cũng được trải nghiệm đầy đủ tính tự chủ, tự qu\ết của mình trên lớp học, trên giảng đường để đảm bảo rằng những sáng kiến, cách tân của họ được thực hiện trên cơ sở cộng tác, hợp tác giừi họ với nhau. Các nhà lý luận về tính đồng thuận khẳng định ràng, khi giáo viên - giảng viên đóng góp, cống hiến vào quá trình hoạch đ ịm chính sách thi sự đổi mới, biến đổi tổ chức sẽ dễ dàng được thực hiện, sẽ có được sự ủng hộ rộng rãi của giáo giới trong nhà trường.
Các mô hình đồng thuận thực sự đà có những cổng hiến quan trọrg về quan điểm đối với lý thuyết quản lý giáo dục. Cách tiếp cận tham gia là một “liều thuốc giải độc” cần thiết đối với những giả định thứ bậc cứng nhắc, chặt chẽ quá mức cùa các mô hình chính quy. Tuy vậy các quan điểm đồng thuận tạo nên một bức tranh thiếu hoàn chinh vẻ việc quản lý trong giáo dục. Chúng đánh giá thấp quyền hạn chính thức của người đứng đầu các thiết chế giáo dục và quá đề cao giả định về sự nhất trí mà trong thực tiễn khó mà duy trì bền vững được. Có nhũng phê phán hơi quá bi quan về mô hình này, khi cho rằng nơi nào cô tính chính quy, nơi đó không có chỗ cho tính đồng thuận. Bớt bi quan hơn thì người ta cho rằng, nếu áp dụng tính đồng thuận sẽ dễ dẫn đển quản lý kém hiệu nghiệm.
Thực tế quản lý giáo dục cho thấy có hiện tượng “chạy theo mốt” hay “xu thời” trong các thập kỷ trước 80 và thập kỷ 90 của thế kỷ XX. G ia đoạn trước người ta tập trung vào các mô hình chính quy. Giai đoạn sau lại quá theo đuổi tính đồng thuận. Sự áp dụng cân đối các mô hình này trong thực tiễn chính là bản lĩnh, là nghệ thuật của người lãmh đạo nhà trường.
2.3. Mô hình “ chính t r ị”
2.3.1. Những đặc trưng cơ bản của mô hình “chính trị”
Mô hình chính trị bao gồm những lý thuyết mô tả quá trình ra quyết định như những quá trình thương thảo, thoả thuận. Mô hình này giả định rằng các tổ chức là các diễn đàn chính trị, các thành viên bị lôi cuốn vào các hoạt động chính trị nhàm theo đuổi lợi ích của mình. Sự phân tích được tập trung vào việc phân bố quyền lực và ảnh hưởng trong tổ chức cũng như sự thương thảo và thoả thuận giữa các nhóm cùng lợi ích. Xung đột được xem là căn bệnh kinh niên và phổ biến bên trong tổ chức, còn việc quản lý đuợc định hướng tới việc điều chinh các hành vi chính trị. Định nghĩa sau đây có thể xem là đã thâu tóm những đặc trưng cơ bản của mô hình này: “các mô hình chính trị giả định rằng trong tổ chức, các chính sách và quyết định được hình thành thông qua một quá trình thương thảo và thoả thuận. Các nhóm cùng lợi ích hình thành nên những liên minh để theo đuổi những mục tiêu chính sách cụ thể. Xung đột được xem như một hiện tượng tự nhiên/có tính bản chất và quyền lực sẽ nhàm gia tăng cho các đồng minh có vai trò chủ chốưthống trị hơn là để củng cố, duy trì cho người lãnh đạo chính quy/chính thức”.