(i) Tiêu chỉ hiệu quả xã hộ

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 115)

- Tăng cường phân cấp quản lý nhà trường cho các chù thể quản

(i) Tiêu chỉ hiệu quả xã hộ

Hiệu quả xã hội liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực xà hội để mang lại hiệu quả tối đa phúc lợi xã hội. Trong giáo dục, hiệu quả xã hội là sự hòa hợp giữa một bên là mong muốn của người dân về hường lợi từ giáo dục mang lại và bên kia là cung cấp các hoạt động dịch vụ giáo dục. Vì vậy hiệu quả xã hội cao nhất trong giáo dục đạt được khi và chỉ khi các dịch vụ giáo dục đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giáo dục của người dân về giáo dục. Khi đánh giá hiệu quả xã hội, thường phải quan tâm đến lựa chọn của người dân, các yếu tổ ngoại sinh và hiệu quả ngoài.

Lựa chọn của người dân. Theo nguyên tắc thị trường, sự hòa hợp giữa mong muốn của người dân về giáo dục và chất lượng cung cấp dịch vụ giáo dục được coi là tốt nhất khi người dân được trực tiếp hay gián tiếp thực hiện các lựa chọn cần thiết. Các lựa chọn này thể hiện qua việc người dân tham gia góp ý vào việc xây dựng hoặc lựa chọn chương trình giáo dục cho con em họ, hoặc trực tiếp hay gián tiếp bầu hoặc nhận xét (qua phiếu tín nhiệm) đối với các cán bộ quản lý giáo dục ở địa phương hay quản lý nhà trường; được quyết định mức đóng thuế hoặc mức phí cần thiết cho hoạt động giáo dục; hoặc có quyền lựa chọn trường, lớp, giáo viên hay chuyển trường (khi có lý do thay đổi về địa lý hoặc có lý do cần thiết khác) cho con em của họ trong quá trình học tập để có được chất lượng giáo dục mong muốn.

Trong hệ thống phân cấp, quyền hạn ra quyết định liên quan tới các dịch vụ giáo dục nêu trên nếu được dịch chuyển xuống hoặc gần với cấp thực hiện là tạo điều kiện tốt nhất cho người dân có nhiều cơ hội lựa chọn với các dịch vụ giáo dục.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)