(2) Quá trình quản lý

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 66 - 67)

- và viên kế toán/thủ quỳ của trường

(2) Quá trình quản lý

Hầu hết các quyết định về chính sách được tiến hành trong “Ban xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển nhà trường”. Người đứng đầu nhà trường mong muốn quá trình ra quyết định phải là quá trình “tham gia” chứ không đơn thuần là quá trình “tham vấn”. Tuy vậy cũng vẫn có những cách hiểu khác nhau về quá trình “tham gia” này. Có những người cho rằng, quá trình ra quyết định có tính tham gia đòi hỏi phải lôi cuốn tất cả các thành viên của nhà trường “vào cuộc”, nhưng cũng có người cho rằng quyết định phải do hiệu trưởng và bộ sậu của ông/bà ta soạn thảo trên cơ sở những thông tin mà họ thu nhận được từ các ban, các tổ với sự điều phối của “Ban xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển nhà trường”. Cũng có ý kiến mang tính chiết trung, cho rằng những quyết định chủ yếu, quan trọng phải do “ban xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển nhà trường” hoạch định, tuy vậy tuỳ trường hợp khẩn cấp hay không mà ban giám hiệu và các thành viên chủ chốt của nhà trường phải ra quyết định. Lại có ý kiến bổ sung thêm rằng, trong những trường hợp có tính nhạy cảm hoặc quá phức tạp, phải trao quyền phù quyết cho những thành viên quan trọng nhất của “Ban xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển

nhà trường”. Và như vậy dễ hình thành tính đồng thuận có điều kiện, trong đỏ quản lý là quá trình “tham gia” nhưng vẫn duy trì một số quyền đặc biệt dành cho người quản lý cao nhất (chẳng hạn quyền phù quyết) trong những tình huống đặc biệt.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)