- Tăng cường phân cấp quản lý nhà trường cho các chù thể quản
ác hoạt động giáo dục.
.4.2. Vun đề phân cấp và phì tập trung hóa trong quán ly giảo dục.4 2.1. Khái niệm tập trung và phi tập trung hóa trong quản lý giáo dục .4 2.1. Khái niệm tập trung và phi tập trung hóa trong quản lý giáo dục
Phân cấp quản lý nói chung và phân cấp quản lý giáo dục nói iêng được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt: Phân cấp quản lý là giao bớt một phần uàn lý cho cấp dưới, quy định quyền hạn và nhiệm vụ cho mỗi cấp.
Theo Từ điển tiếng Anh của Collins and the University o f ỉirmingham: Phân cap (decentralization) là dịch chuyển một số đơn ị/bộ phận của một tổ chức lớn khỏi cơ quan trung ương, hoặc trao lém quyền lực cho các đom vị địa phương.
Trong quản lý giáo dục, các tác giả Fiske, Edward B đã xác định, hân cấp là trao các chức năng hoặc thành phần đặc biệt của chức ăng từ chính phù trung ương cho chính quyền địa phương theo địa lý, oặc trao trách nhiệm hoặc các hoạt động của hệ thống giáo dục từ hình phủ trung ương cho các chính quyền cấp dưới (cấp tỉnh/ hoặc ấp huyện).
Hoậc cụ thể hơn, phân cấp quản lý giáo dục là chuyển trách hiệm lập kế hoạch, quản lý và phân bổ các nguồn lực từ chính phủ ung ưưng tới các cơ quan chuyên ngành của chính phủ, các cơ quan ấp dưới của chính phủ, các đơn vị công lập tự chủ một phần ....
Theo Thomas Wales, “Phân cấp quản lý là sự thay đổi vị trí của íc chủ thể quản lý và là quá trình chuyển giao quyền ra quyết định từ uản lý cấp cao tới các cơ quan quản lý thấp hom”, hoặc “Phân cấp uản lý là kết quả của quá trình thực hiện dân chủ hóa quản lý”.
Còn Noel F, McGinn lại do phân cấp là một trong những hiện rợng quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chương trình kế Dạch phát triển giáo dục trong một giai đoạn từ 10 đến 15 năm. v ấn
trong giai đoạn thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục nhàm giảm chi tiêu công và tăng hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực.
Khái niệm phân cấp quản lý trong tiếng Việt được hiểu theo nghĩa là quá trình phân bố lại quyền ra quyết định giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới theo hướng giảm quyền lực của cơ quan cấp trên và tăng quyền lực của cơ quan cấp dưới.
Phân cấp trong QLGD là sự phân định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước thuộc chính quyền địa phương và giữa chính quyền địa phương với các cơ quan quản lý từng lĩnh vực chuyên môn trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật sao cho phù hợp với năng lực thực tế của mỗi cấp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.
Phân cấp trong quản lý là sự thay đổi về vai trò giữa các chủ thể quản lý. Trong quản lý giáo dục có bốn chủ thể cần được đề cập tới là chính phủ trung ương, chính quyền cấp tinh, chính quyền cấp huyện và các cơ sở giáo dục (sau đây được gọi chung là nhà trường).
Các định nghĩa trên đã khái quát được một sổ mặt khác nhau của phân cấp và phân công, v ấ n đề phân cấp có quan hệ chặt chẽ với phân công và phân nhiệm. Phân cấp hay phân công đều là phân nhiệm, nhưng giữa chúng cỏ sự khác nhau: phân cấp là phân nhiệm giữa các cấp quản lý khác nhau, còn phân công ỉà phân nhiệm giữa các cá nhân, bộ phận trong cùng một cấp quản lý.
Một cách khái quát, có thể xác định phân cấp quản lý giáo dục là một quá trinh thiết kế lại cấu trúc hệ thống bộ máy quản lý cùng với hệ thống trách nhiệm, quyền hạn và tính trách nhiệm theo hướng chuyển dần từ cơ quan quản lý cấp cao tới các cơ quan quản lý cấp dưới, nhà trường và cộng đồng, nhằm huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn lực đạt tới mục tiêu giáo dục đề ra.
Phi tập trung hóa trong quản lý giáo dục là cách gọi khác của dân chủ hóa trong quản lý giáo dục, theo đó chủ thể quản lý giáo dục tạo điều kiện để đối tượng quản lý tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý cũng như được tham gia trực tiếp trong quá trình quản lý giáo dục.