(i) Lý thuyết chính trị và các khoa học là những “người cống hiến” chính yếu vào kho tàng lý luận quản lý giáo dục đáng kể nhất
1.5.1. Sự phân chia giữa lý thuyết và thực tiễn
}uản lý thường được coi là một hoạt động thực tiễn, và sự thực, đúng là như vậy. Việc xác định các mục tiêu, phân bổ các nguồn lực cũng như việc đánh giá tính hiệu nghiệm/kết quả - tất cả đều là những hành động. Nhiều nhà hoạt động thực tiễn thậm chí gạt bỏ không thưong tiếc các lý thuyết, các quan điểm quản lý vì họ cho rằng chúng quá :a vời với “ hiện thực ” cùa nhà trường. Còn các nhà giáo thường có thái độ nước đôi đối với các lý thuyết quản lý giáo dục. Họ vừa tôn trọng vừa nghi ngờ các lý thuyết đó. Kính trọng vì dẫu sao họ cũng cho ăng đó là những lý luận không mấy dễ hiểu. Nghi ngại vì dường như ;ác thuyết đó chẳng mang lại một quyết định rõ ràng nào về mỗi sáng thứ hai tuần tới họ sẽ phải làm gì.
Những nỗi băn khoăn ấy thực khó mà tránh khỏi. Thậm chí có người còn cho rằng “lý luận quản lý giáo dục” là “giả lý luận”, chứ làm gì có thật cái thứ lý luận đó (!). Họ quan niệm, lý luận chi là trên mây trên gió, còn thực tiễn quản lý giáo dục, quản lý nhà trường mới là cuộc sống thực hàng ngày, mới là cái “ở trên mặt đất”.
Sự thiếu gắn kết giữa lý luận và thực tiễn là điều dễ nhận thấy và cũng dễ xảy ra trong quản lý giáo dục nói riêng và quản lý xã hội, quản ỉý sản xuất nói chung. Các nhà bác học “sáng chế” ra lý luận, còn những nhà thực hành thì “lặn ngụp” trong công việc quản lý thường nhật. Thực ra, chúng ta đều biết ràng, không thể thực hành mà không có sự dẫn đường của lý luận. Nhưng chúng ta cũng biết ràng lý luận phải gắn liền với thực tiễn, phải xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Không thể chi cỏ một thứ lý luận cao xa bất khả dụng. Cũng không thể hoạt động thực tiễn có hiệu quả mà không học hành gi.
Cũng có những nhà quản lý (hay nhà quản lý giáo dục) cho ràng họ không có nhiều sách vở, chữ nghĩa, nhưng vẫn làm việc tốt, bởi họ có “kinh nghiệm thực tiễn” cực kỳ phong phú. Thực ra, chúng ta có thể nhận thấy rằng trong cái kho tàng “kinh nghiệm” tích luỹ được qua nhiều năm hoạt động thực tiễn đã “ẩn tàng” những lý luận mà người thủ đắc nó không nói ra mà thôi.