Sự lãnh đạo

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 95 - 98)

- và viên kế toán/thủ quỳ của trường

Sự lãnh đạo

Có hai khía cạnh trung tâm của sự lãnh đạo trên “sân khấu chính trị”. Trước hết, người hiệu trưởng là nhân vật chủ chốt trong quá trình thương thảo thoả thuận. Người lãnh đạo có hệ thống giá trị, lợi ích, mục tiêu chính sách của riêng mình mà họ thường trình bày khi thích hợp trong các cuộc họp chính thức của các hội đồng, uỷ ban trong nhà trường hoặc trong những cuộc gặp gỡ riêng tư. Người lãnh đạo nhà trường có những nguồn quyền lực đáng kể mà họ có thể sẵn sàng sừ dụng để yểm trợ cho những mục tiêu thể chế cũng như cá nhân. Người lãnh đạo cũng có những tác động đáng kể đến thực chất của quá trình ra quyết định nội bộ và họ cũng có thể có những ảnh hưởng tới sự kiểm soát đối với nghị trình hay báo cáo, kiến nghị của các hội đồng, uỷ ban khác nhau. Họ có thể quyết định nghị trình các phiên họp,

kiểm soát nội dung các tài liệu được đem ra thảo luận, đề bạt khen ngợi những giáo viên, giảng viên nào chia sè quan điểm với họ.

Khía cạnh thứ hai cùa sự lãnh đạo có liên quan tới trách nhiệm của người đứng đầu trong việc duy trì khả năng tồn tại và phát triển cùa tổ chức và xây dựng một khuôn khổ hành dộng trong đó các chính sách có thể được kiểm chứng, và cuối cùng là nhận được sự chấp thuận của các nhỏm cùng lợi ích. Để đạt được những kết quả khả quan, người lãnh đạo phải là người dàn xếp, hòa giải với ý đồ tạo dựng các liên minh ủng hộ cho chính sách của mình.

2.3.6. Những hạn chế của mô hình chính trị

Mặc dù giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên cùng các nhà quản lý của trường học thường nhận thấy dễ dàng việc vận dụng mô hỉnh chính trị vào thiết chế của mình khi nó nhấn mạnh đến những thực tế luôn tồn tại như lợi ích, xung đột, quyền lực, chính sách; nhưng nhừng mô hình chính trị cũng có những hạn chế rất đáng kể.

(1) Trước hết, các mô hình chính trị quá nhấn mạnh đến những chủ đề như quyền lực, xung đột và điều khiển trong khi không chú ý đến các khía cạnh có tính chất tiêu chuẩn của một tổ chức. Chẳng hạn, các mô hình này hầu như ít đề cập đến các quá trình quản lý hay sự hoạt động hàng ngày của tổ chức thường tuân thủ những quy trinh quan liêu v.v. Các mô hình chính trị cũng tập trung nghiên cứu sự hình thành chính sách nhưng lại lơ là nghiên cứu việc triển khai thực hiện chính sách. Các mô hỉnh này cũng đánh giá thấp ý nghĩa của cấu trúc tổ chức như một ràng buộc đối với bản chất của hoạt động chính trị. Trong thực tế, các kết quả thương thào thoả thuận được chấp nhận bên trong cấu trúc quyền hạn chính thức của nhà trường.

(2) Các mô hình chính trị quá nhấn mạnh đến ảnh hưởng của các nhóm cùng lợi ích đối với việc ra quyết định nhưng lại ít chú ý đến cấp độ thiết chế, cấp độ toàn bộ tổ chức. Các mô hình chính trị giả định rằng một tổ chức bị phân chia thành các nhóm theo đuổi những mục tiêu độc lập của riêng mình. Các nhóm - bộ phận đó sẽ cạnh tranh nhau để giành ưu thế cho mục tiêu chính sách của mình và kiếm tìm

sự đảm bảo việc chấp thuận các mục tiêu đó trong nội bộ tổ chức. Cách nhấn mạnh này không phải luôn thích hợp với các thiết chế giáo dục, chẳng hạn đối với các trường tiểu học, nơi đó không có sự quá phân biệt như giữa các khoa trong trường đại học hoặc cao đảng.

(3) Các mô hình chính trị quá nhấn mạnh đến xung đột, mâu thuẫn trong khi bỏ qua những khả năng hợp tác chuyên môn, nghề nghiệp có thể dẫn đến những kết quả tích cực và đồng thuận. Các mô hình chính trị khi giả định rằng các thành viên trong nhà trường thường xuyên bị lôi cuốn vào các cuộc tranh giành lợi ích cho nhóm mình đã đánh giá thấp khả năng của giáo viên/giảng viên làm việc hài hoà thân ái với đồng nghiệp của mình vì quyền lợi của học sinh, sinh viên. Việc quá chú trọng đến vấn đề quyền lực như là nhân tố quyết định của kết quả, của thành tựu dường như không hoàn toàn thích hợp với nghề nghiệp lao động trí óc như nghề dạy học. Các thầy cô giáo có thể tranh luận đến tận cùng về những vấn đề liên quan đến kết quả giảng dạy - học tập thay vì chi tập trung vào những vấn đề lợi ích nhóm hay lợi ích cá nhân.

(4) Các mô hình chính trị trước hết được xem như các lý thuyết mô tả hoặc giải thích. Những người ủng hộ các mô hình chính trị khẳng định rằng cách tiếp cận chính trị là bức tranh trung thực về quá trình ra quyết định trong nhà trường - cả phổ thông lẫn đại học. Không như các mô hình đồng hiệu, các lý thuyết về mô hình chính trị không có ý định trở thành các thuyết định chuẩn hay có tính lý tưởng. Các thuyết này không nêu ra một khuyến cáo nào về người giáo viên cần phải theo đuổi những lợi ích riêng cùa chính mình mà chi đơn giản nêu lên những nhận xét, đánh giá dựa trên cơ sở của sự quan sát để cho rằng hành vi của giáo viên nhất quán với quan điểm của các mô hình chính trị. Các mô hình này còn quá thiên về những vấn đề kém tính đạo đức, thiếu chuẩn mực giá trị khi miêu tả các xung đột giữa các nhóm cùng lợi ích hay các cuộc thương thảo thoả thuận khiến chúng không phản ánh được bản chất nhân văn của các cơ sở giáo dục.

(5) Các mô hình chính trị đề xuất những nhận thức hợp lý về sự vận hành của nhà trường nhưng lại gặp khó khăn khi phải nhận rõ điều gì tạo nên hành vi chính trị và điều gì có thể là hoạt động đồng hiệu

lay quan liêu. Nói cách khác, các mô hình này khó nhận biết đâu là

Ịu á Ir ìn h đồng hiệu đ à u là quá trìn h chính trị, nhất là k h i xem xét hoạt iộng quản lý, lãnh đạo của người hiệu trưởng.

i.4. Mô hình chủ quan

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quản lý giáo dục: Phần 1 (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)