- Tăng cường phân cấp quản lý nhà trường cho các chù thể quản
quảr lý của chính quyền cấp trung gian, tuy nhiên nếu phát huy hiệu
quả sử dụng "tiếng nói" và các biện pháp hỗ trợ cạnh tranh khác sẽ nâng cao được hiệu quả phân cấp trong quản lý giáo dục.
Mô hình hai chính quvền (phân cấp quản lý giáo dục cho hai chím quyền cấp dưới của chính phủ trung ương). Theo mô hình này, việc trao quyền được thực hiện cho hai cấp chính quyền (cấp vùng và cấp iưới vùng - cấp tinh hoặc cấp tinh và cấp dưới cấp tỉnh là cấp huyện) thực hiện các dịch vụ giáo dục. Như vậy, sẽ có ba cấp được thực hiện theo thứ bậc trên - dưới điều hành dịch vụ giáo dục với mong muốn kết hợp được điểm mạnh của từng cấp. Mô hình này, hiệu lực 'à hiệu quả của phân cấp quản lý phụ thuộc chù yếu vào "hợp đồng" giữa các cặp quản lý tương úng: một mặt giữa chính quyền trung ương và cấp tinh và mặt khác giữa cấp tỉnh với cấp huyện; cũng như 'tiếng nói" giữa người dân với các cấp quản lý tương ứng.
Vlô hình hai chính quyền thường khó đạt được các kết quả như m on' muốn, do đó có hai xu hướng hoặc quay trờ về mô hình một chíni quyền do việc thực hiện các mối quan hệ "hợp đồng" và chia sẻ tráct nhiệm giữa các cấp thiếu rõ ràng hay tập trung vào trách nhiệm "tiếng nói" giữa người dân và chính quyền địa phương để tăng cường tính 'iám sát cùa người dân.
Mô hình nhà trường tự chủ. Đặc điểm chính của loại hình này là nhà trường được coi là trung tâm của quá trình phân cấp, và vì vậy, vận hành theo hai quan hệ trách nhiệm chính: quan hệ "hợp đồng" giữa trung ương (hoặc cấp tinh khi được trao quyền quản lý) với nhà trường và "quyền lực người hưởng dịch vụ" giữa người sử dụng dịch vụ hay cộng đồng với nhà trường. Mô hình này đã nhấn mạnh tới việc đề cao vai trò tự chủ của nhà trường. Cách phân cấp này đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cá nhân và địa phương.
Hiệu quả của quản lý giáo dục theo mô hình phân cấp này sẽ được đảm bảo và nâng cao nếu có sự tổ chức và hoạt động chặt chẽ của Hội đồng trường (bao gồm đại diện của cha mẹ học sinh, giáo viên, cộng đồng và hiệu trưởng trường...). Như vậy, một mặt "quyền lực người hưởng dịch vụ" được thực hiện thông qua hoạt động tham dự tích cực của các thành viên trong Hội đồng trường, mặt khác, quan hệ "hợp đồng" giữa cơ quan quản lý cấp trên với nhà trường được thực hiện theo cách nâng cao quyền tự chủ của nhà trường, dưới sự giám sát của các cấp quản lý, đi đôi với việc tăng cường chức năng kiểm tra, thanh tra cùa cấp trên.
Qua phân tích các mặt ưu điểm của các kiểu tập trung và phân cấp quản lý giáó dục và các mô hình phân cấp quản lý giáo dục cho thấy, mô hình phân cấp quản lý trường THPT có hiệu quả, nếu có sự kết hợp giữa mô hình một chính quyền với việc đề cao quyền tự chủ cho trường THPT theo cách ủy quyền ra quyết định sử dụng các nguồn lực hiện có để đáp ứng tốt nhất nhu cầu địa phương và học sinh.