6. Bố cục của luận văn
1.4.3 Nhận định xu hướng phát triển của tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một địa bàn rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, cho thấy có nhiều cơ hội và tiềm năng đối với hoạt động của ngân hàng, đó là:
- Ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tiếp đến là ngành thương mại dịch vụ. Các ngành công nghiệp phát triển cao phải kể đến: sự phát triển mạnh của
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước có quy mô lớn hoạt động trong các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, các ngành có lợi thế đó là: xây dựng, may mặc, điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm… Đây là nhóm lĩnh vực tiềm năng để ngân hàng có khả năng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ (đối với cho vay cán bộ CNV, công nhân khu công nghiệp). Các khu công nghiệp có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động, nằm trên địa bàn hoạt động của CN Đồng Nai gồm: KCN Biên Hòa 1, 2, Long Bình, Amata, Hố Nai, Giang Điền.
- Về các khu dân cư: có thể nói việc quy hoạch khu dân cư, khu đô thị tại tỉnh Đồng Nai còn khá chậm so với tỉnh lân cận như Bình Dương, Vũng Tàu và Tp Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy việc phát triển tín dụng bán lẻ (cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở) còn hạn chế. Tuy nhiên, với những chiến lược phát triển của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, một số công trình dự án trọng điểm của tỉnh Đồng Nai được hoàn thành, đời sống nhân dân được tăng lên, hy vọng thị trường tiềm năng về phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV sẽ phát triển.
Trong năm 2014, các công trình mở mới và nâng cấp gần 400 km đường giao thông, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên trên 1.735 km đường các loại, nâng cấp và xây dựng mới trên 1.165 m cầu bê tông cốt thép. Trong đó, có những công trình tạo được dấu ấn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương như: Cầu Hóa An mới, QL1 đường tránh Tp. Biên Hòa, cầu vượt ngã tư Amata, cải tạo QL.1 đoạn Phan Thiết - Đồng Nai, cầu Đồng Nai và cầu vượt thép ngã tư Vũng Tàu… với tổng số vốn gần 1.140 tỷ đồng. Đặc biệt, tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây - công trình đường cao tốc được đánh giá hiện đại bậc nhất Việt Nam cũng đã được thông xe.
- Về vận tải, năm 2014, ngành giao thông vận tải tỉnh đã mở mới 23 tuyến vận tải, nâng tổng số tuyến vận tải khách cố định lên 157 đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên địa bàn tỉnh.
Các công trình trọng điểm được hình thành trong năm 2015: ĐT 765, cải tạo Hương lộ 10 hiện hữu, xây dựng cầu Đắc Lua… Hoàn thành các công trình chuyển tiếp là: đường 769, giai đoạn 3 đường liên huyện Vĩnh Cửu - Trảng Bom; khởi công và hoàn thành dứt điểm các dự án đường 765 (huyện Xuân Lộc); cải tạo hương lộ
10 hiện hữu, xây dựng cầu Đắk Lua (huyện Tân Phú); phối hợp các nhà thầu thực hiện hoàn thành dự án BOT đường 768 (huyện Vĩnh Cửu), đường 319 huyện Nhơn Trạch nối với cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường chuyên dùng vận chuyển vật liệu xây dựng xã Phước Tân (Tp. Biên Hòa); phối hợp thực hiện đầu tư xây dựng cầu An Hảo (Tp. Biên Hòa), đường 25B (huyện Nhơn Trạch), hầm cầu chui ngã tư Tân Hiệp Tp Biên Hòa.Cầu An Hảo hiện đang trong giai đoạn thi kiến trúc, dự kiến khởi công vào cuối năm 2015, Cầu An Hảo được hình thành (thay bến phà An Hảo hiện hữu) sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Tp Biên Hòa phát triển nhanh hơn.
Khi giao thông thuận tiện, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp cũng dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp phát triển.
Các dự án khu đô thị lân cận và xung quan Tp Biên Hòa, gần phạm vi hoạt động của BIDV Đồng Nai cũng có cơ hội phát triển như: Khu dân cư đường 5 hiên hữu và mở rộng (chủ đầu tư: Công ty D2D, khu dân cư Cù Lao (Chủ đầu tư: Công ty Phúc Hiếu), khu chung cư cao cấp Toàn Thịnh Phát, khu đô thị lấn sông Toàn Thịnh Phát, khu đô thị Donacoop, Khu dân cư Phú Gia, khu dân cư Bửu Long,…
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung chính trong chương 1 này, tác giả đã trình bày khái niệm cạnh tranh và khái niệm năng lực cạnh tranh, từ đó cho thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nói chung và đối với ngân hàng thương mại nói riêng.
Bên cạnh đó, tác giả cũng xác định các yếu tố tạo năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh qua ma trận hình ảnh cạnh tranh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM