Giải pháp về Thị phần hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 95 - 97)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.2.7. Giải pháp về Thị phần hoạt động

Căn cứ đề xuất giải pháp

Kết quả đánh giá từ chương 2 cho thấy rằng Thị phần hoạt động của BIDV- CN Đồng Nai tuy mạnh nhưng phát triển không đều hơn so với các đối thủ trực tiếp nên cần có các giải pháp để tiếp tục phát huy hơn nữa.

Nội dung giải pháp

* Về thị phần tín dụng

Thứ nhất, xây dựng, rà soát danh mục khách hàng dựa trên thế mạnh thật sự của mình để cấp và quản lý tín dụng một cách tốt nhất. Nên xây dựng danh mục khách hàng theo ngành nghề cho vay, đảm bảo một tỷ lệ an toàn nhất định tránh tình trạng đầu tư quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực nhằm hạn chế rủi ro khi lĩnh vực kinh doanh đó gặp khó khăn.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách mảng nghiên cứu phát triển kinh doanh có tầm nhìn chiến lược, có khả năng phân tích và dự đoán xu thế của thị trường, xu thế ngành để hỗ trợ cho Ban tín dụng nhằm đưa ra những nhóm khách hàng, nhóm ngành triển vọng để ưu tiên cấp tín dụng và phát triển các sản phẩm bổ trợ.

Thứ ba, áp dụng triệt để công tác chấm điểm và xếp lọai khách hàng vào việc cấp phát tín dụng. Tạo mối liên kết giữa hai phần mền chấm điểm tín dụng và phần mền cấp tín dụng để từ đó hạn chế được những chi nhánh, phòng giao dịch cấp tín dụng cho những khách hàng có chất lượng tín dụng thấp. Bên cạnh đó, công tác chấm điểm để xếp lọai khách hàng cần phải được các chi nhánh áp dụng một cách khách quan và thực hiện đúng thời gian và qui định, đặc biệt là trước khi cấp tín dụng.

Thứ tư, nâng cao chất lượng thẩm định của Phòng tái thẩm định, phòng thẩm định nhằm đảm đảm bảo đánh giá đúng, đầy đủ các nhân tố tác động đến tính hiệu quả của dự án, đặc biệt là những dự án trực thuộc chương trình phát triển của Chính phủ tránh để xảy ra sự đầu tư tràn lan, dẫn đến dư thừa, thiếu hiệu quả…

Thứ năm, tiếp tục phát triển thị trường tín dụng nông thôn, dù đây là lĩnh vực tốn kém nhiều chi phí và hàm chứa nhiều rủi ro (khách hàng nhỏ lẻ, rủi ro thiên tai). Nhưng đây là thị trường tiềm năng cho sự phát triển mạng lưới Ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp, cũng như tận dụng tốt những lợi thế mà BIDV có sẵng (mạng lưới rộng khắp, sự hiểu biết về khách hàng khá lâu năm). Bên cạnh đó, đây là thị trường được sự ủng hộ cao của Chính phủ và nguồn vốn ODA nhiều nhất. Để đảm bảo cho thị trường này phát triển và hạn chế được những rủi ro Ngân hàng có thể tạo sự liên kết giữa Ngân hàng_ Doanh Nghiệp _Nhà Nông; Ngân hàng _ Bảo hiểm _ Nhà Nông; Ngân hàng _Chính quyền địa phương _ Nhà nông nhằm hóan chuyển rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi cho vay hộ nông dân.

Thứ sáu, Nghiên cứu các mô hình phân tích và đánh giá rủi ro vào hoạt động tín dụng, vì nó giúp chúng ta lượng hóa chính xác mức độ rủi ro từ đó có những chính sách đúng đắn và phù hợp cho việc cấp phát tín dụng.

* Về thị phần huy động vốn

Đồng Nai là tỉnh nằm trong khu vực trọng điểm phía Nam có số lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, đặc biệt các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở các khu công nghiệp. Vì vậy, cần phải quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa đến việc huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức, doanh nghiệp. Đây là nguồn huy động vốn đem lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh do chênh lệch giữa lãi suất và giá bán FTP với H.O tương đối nhiều. Do vậy, bộ phận Khách hàng doanh nghiệp cần tập trung vào công tác phát triển khách hàng mới (một trong những điểm yếu của chi nhánh hiện nay) mà Chi nhánh đã bỏ lỡ nhiều đối tượng khách hàng để tiếp thi sản phẩm, dịch vụ BIDV.

Ngoài việc phát triển trên các khách hàng hiện hữu, thông qua khách hàng hiện hữu để thực hiện giới thiệu thêm khách hàng mới là các đối tác của khách hàng để thực hiện tiếp cận khách hàng mới.

Tập trung vào các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có tình hình hoạt động tốt và có tài sản đảm bảo tốt. Chú trọng phát triển khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.

* Về thị phần sử dụng sản phẩm (dịch vụ) tại ngân hàng

Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm (dịch vụ) mới cần được tập trung chú trọng để đưa ra thị trường nhiều sản phẩm tiện ích, hàm lượng công nghệ cao thu hút khách hàng. Ngoài ra, BIDV cần triển khai một số sản phẩm đặc thù khác biệt mang thương hiêu BIDV để đặt nền móng cho phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)