Thị phần hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.3 Thực trạng hoạt động cạnh tranh của BIDV–Chi nhánh Đồng Nai

2.3.7. Thị phần hoạt động

Hình 2.7: Biểu đồ thị phần HĐV 2013-2016 2016

Hình 2.8: Biểu đồ thị phần cho vay 2013-2016 2013-2016

Nguồn: NHNN tỉnh Đồng Nai

Nếu như năm 2015 thị phần huy động vốn của BIDV-CN Đồng Nai là 5,63% đứng hạng thứ bảy thì đến năm 2016 giảm xuống còn 4,62% đứng hạng thứ 8 (sau ngân hàng Agribank, Sacombank,Vietcombank,Vietinbank, VCB, Đông Á, và ACB). Sự suy giảm về thị phần huy động vốn không chỉ đơn giản làm cho tính cạnh tranh về huy động giảm mà tất yếu sẽ kéo theo sự suy giảm về những sản phẩm dịch vụ khác liên quan đến tài khoản, thanh toán…vì thế, để giành lại những khách hàng mà mình mất đi thật vô cùng khó khăn, khi mà hầu hết các NHTM đang ra sức lôi kéo khách hàng về phía mình. Bên cạnh đó,ngoài đòi hỏi về lãi suất huy động vốn cao, khách hàng còn quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng, quà tặng, khuyến mãi nhân dịp Lễ, Tết, sinh nhật,…khách hàng luôn tìm hiểu, nắm bắt thông tin, so sánh giữa các ngân hàng, khách hàng đang gửi tiền ở BIDV-CN Đồng Nai nhưng sẵn sàng rút để chuyển qua ngân hàng khác có lãi suất cao hơn.

Tương ứng, thị phần cho vay cũng giảm từ 5,93% năm 2015 xuống còn 5,14% năm 2016 (Hình 2.8). Điều này cho thấy sức mạnh cạnh tranh của chi nhánh đang có chiều hướng giảm, xa hơn nữa là hiện tại các NHTM CP, NHNNg và NHLD không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, công nghệ trình độ quản lý… để dành dựt khách hàng, mở rộng thị phần, điều này tất yếu sẽ làm cho thị phần của BIVD sẽ bị giảm trong tương lai.

Hình 2.9: Thị phần sử dụng sản phẩm (dịch vụ) 2013- 2016

Nguồn: NHNN tỉnh Đồng Nai.Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, BIDV-CN Đồng Nai vẫn chủ yếu tập trung vào thị phần cho vay, thị phần sử dụng các dịch vụ tại chi nhánh chỉ đạt 2,36%, giảm 0,51% so với năm 2015 (Hình 2.9). Về thị phần này, Chi nhánh Chi nhánh gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các NHTM khác trên địa bàn đặc biệt là sự “thống trị của Vietcombank”.

Bảng 2.9: Bảng đánh giá thị phần của BIDV-CN Đồng Nai với các đối thủ cạnh tranh

TT Tiêu chí cụ thể Điểm số đánh giá

Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Đồng Nai Ngân hàng ACB - Chi nhánh Đồng Nai Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Đồng Nai 7.1 Thị phần huy động vốn 3,60 3,56 4,04 7.2 Thị phần tín dụng 4,08 3,50 3,96 7.3 Thị phần sử dụng sản phẩm (dịch vụ) tại ngân hàng 3,28 3,54 4,10 Điểm trung bình 3,65 3,53 4,03

Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả

Kết quả khảo sát

Thị phần hoạt động của BIDV-CN Đồng Nai qua khảo sát nằm trên mức trung bình. So với đối thủ cạnh tranh thì cao hơn ACB nhưng thấp hơn Vietinbank,

cụ thể là yếu tố này của BIDV-CN Đồng Nai ở mức 3,65, cao hơn thị phần của ACB (3,53) và thấp hơn nhiều Vietinbank (4,03).

Điểm mạnh

Thị phần tín dụng của BIDV-CN Đồng Nai là điểm mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh được đánh giá ở mức 4,08, là mức khá mạnh. Trong tiêu chí này thì Vietinbank và ACB lần lượt là 3,96 và 3,50. Khảo sát cho thấy BIDV-CN Đồng Nai cũng có lợi thế so với các đối thủ trong tiêu chí này.

Điểm yếu

Thị phần huy động vốn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với ACB (3,60 > 3,56 của ACB), tuy nhiên so với Vietinbank thì còn kém (3,60 < 4,04). Đó là giai đoạn 2010 – 2015, tình hình lãi suất tăng cao, hệ thống ngân hàng thiếu vốn. Tại thời điểm này, BIDV-CN Đồng Nai cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định khi các ngân hàng chạy đua lãi suất, giá vốn bị đẩy lên rất cao, không ít khách hàng rút tiền gửi để gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khác.

Thị phần sử dụng sản phẩm (dịch vụ) tại BIDV-CN Đồng Nai chỉ ở mức trung bình 3,28 thấp hơn so với hai đối thủ lần lượt là 3,54 của ACB và 4,10 của Vietinbank. Đến nay, cán bộ Quản lý khách hàng vẫn còn tập trung vào công tác cho vay - thu nợ, nên có tình trạng khách hàng vay vốn tại BIDV Đồng Nai nhưng sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng khác. Chính điều này làm cho việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng cho khách hàng của BIDV rất hạn chế.

2.3.8. Năng lực quản trị

Đội ngũ ban lãnh đạo BIDV-CN Đồng Nai hiện nay phần lớn là những người có trình độ thạc sỹ trở lên và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Tư tưởng trì trệ, thụ động trước đây đã từng bước được thay thế bằng những nỗ lực chủ động trong việc đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Những quyết định về đầu tư công nghệ, về đổi mới phương thức quản lý và tổ chức ngân hàng trong thời gian gần đây là minh chứng rõ nét cho sự thay đổi này. Đây là tiền đề quan trọng để ngân hàng tiếp tục đổi mới và cải tiển năng lực cạnh tranh của mình trong thời gian tới.

Sau khi sát nhập MHB, thì BIDV đã có sự tái cơ cấu trong tổ chức điều hành, sắp xếp lại các phòng, ban, chi nhánh phù hợp với yêu cầu mới, nâng cao quyền tự

chủ của các đơn vị. Nhiều ban quan trọng đã được thành lập và hoạt động với ý nghĩa hơn, như Ủy ban quản lý tài sản nợ - Tài sản, Ban kiểm soát,…

Ngân hàng đã triển khai Hệ thống quả lý chất lượng ISO 9000 –2001 như BIDV nên việc thực hiện các chính sách và quy trình tác nghiệp cũng như quản lý trên toàn hệ thống có nhưng bước tiến đáng kể.

Kết quả khảo sát

Năng lực quản trị của BIDV-CN Đồng Nai qua khảo sát chỉ ở mức trung bình. So với đối thủ cạnh tranh thì thấp hơn cả hai đối thủ cạnh tranh, cụ thể là yếu tố này của BIDV-CN Đồng Nai ở mức 3,36, thấp hơn năng lực quản trị doanh nghiệp của ACB (3,69) và thấp hơn nhiều Vietinbank (4,04).

Bảng 2.10: Bảng đánh giá năng lực quản trị của BIDV-CN Đồng Nai với các đối thủ cạnh tranh

TT Tiêu chí cụ thể Điểm số đánh giá

Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Đồng Nai Ngân hàng ACB - Chi nhánh Đồng Nai Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Đồng Nai

8.1 Lãnh đạo ngân hàng có năng lực tốt 3,80 4,14 4,08 8.2 Ngân hàng bố trí nhân viên hợp lý 3,34 3,80 3,62 8.3 Ngân hàng có chiến lược kinh doanh tốt 3,44 3,60 4,00 8.4 Ngân hàng ra quyết định chính xác 3,22 3,62 4,18 8.5 Ngân hàng có chính sách nhân sự tốt 3,10 3,46 4,26 8.6 Ngân hàng có hệ thống kiểm soát hữu

hiệu 3,28 3,52 4,10

Điểm trung bình 3,36 3,69 4,04

Nguồn: Kết quả khảo sát và xử lý của tác giả

Điểm mạnh

Thật đáng báo động khi theo khảo sát không có một tiêu chí nào của yếu tố năng lực quản trị BIDV-CN Đồng Nai là điểm mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh.

Việc phát triển khách hàng gặp khó khăn xuất phát từ chính sách chủ quan của Chi nhánh, việc giới hạn thời gian vay, giới hạn về thẩm quyền phán quyết dẫn đến việc triển khai sản phẩm bán lẻ rất khó khăn, đáp ứng chậm hoặc không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng dẫn đến khách hàng chuyển sang các Ngân hàng khác có điều kiện, đề nghị tốt hơn (ví dụ: về vay mục đích nhà ở ACB, VCB, Eximbank, Vietinbank thời hạn vay dao động từ 10-20 năm,..; vay mua ô tô thẩm quyền phán quyết tại Phòng, thông báo chấp thuận vay rất nhanh).

Lãnh đạo của BIDV-CN Đồng Nai được đánh giá có năng lực tốt ở mức khá nhưng không bằng các đối thủ cạnh tranh (3,80 < 4,14 của ACB và < 4,08 của Vietinbank). Lãnh đạo của BIDV hầu hết là các nhà kỳ cựu trong khu vực nhà nước, mức độ phù hợp với thị trường cạnh tranh cũng như mức độ linh hoạt không bằng các ngân hàng thương mại cổ phần.

Việc bố trí nhân viên của BIDV-CN Đồng Nai cũng được đánh giá chưa hợp lý bằng các đối thủ cạnh tranh, thua thiệt so với các đối thủ cạnh tranh (3,34 < 3,62 < 3,82). Mức độ chuyên môn hóa chưa cao dẫn đến hiệu suất làm việc của nhân viên còn thấp.

Chiến lược kinh doanh của BIDV-CN Đồng Nai được đánh giá ở mức 3,44, là mức trung bình. Trong tiêu chí này thì Vietinbank và ACB lần lượt được đánh giá ở mức 4,00 và 3,60. Khảo sát đã cho thấy BIDV-CN Đồng Nai cũng không có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trong tiêu chí này.

BIDV-CN Đồng Nai được đánh giá thua kém cả ACB và Vietinbank trong việc ra các quyết định chính xác (3,22 < 3,62 < 4,18). Khả năng này chỉ ở mức trung bình, trong khi các đối thủ khá mạnh. Ban giám đốc còn chưa nhạy bén và quyết đoán trong các quyết định của mình.

Chính sách nhân sự của BIDV-CN Đồng Nai được đánh giá ở mức trung bình (3,10) và không bằng các đối thủ cạnh tranh (3,10 < 3,46 của ACB và < 4,26 của Vietinbank). Bộ phận nhân sự còn chưa chuyên nghiệp trong công tác tuyển dụng, đào tạo. Ngoài ra hiện nay khi ngân hàng có sự suy giảm về doanh thu và lợi nhuận dẫn đến lương bổng của nhân viên cũng sụt giảm, nhiều nhân viên muốn ra đi nhưng ngân hàng cũng không có chính sách tốt để giữ chân nhân viên.

Hệ thống kiểm soát của BIDV-CN Đồng Nai cũng được đánh giá là chưa tốt, có sự thua kém với các đối thủ cạnh tranh (3,28 < 3,52 < 4,10). Kiểm soát theo quy trình cũng chưa tốt và kiểm soát theo mục tiêu cũng chưa ổn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)