Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và cải thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 74 - 76)

6. Bố cục của luận văn

2.5.2. Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và cải thiện

2.5.2.1. Nguồn nhân lực

Yếu tố nguồn nhân lực của BIDV-CN Đồng Nai là một hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh. Khả năng đáp ứng nhu cầu công việc và tác phong chuyên nghiệp nhìn chung là tốt, nhưng kỹ năng tiếp thị và bán hàng của nhân lực chi nhánh còn yếu. Việc bố trí lao động chưa hợp lý dẫn đến chuyên môn chưa phù hợp với năng lực, động lực làm việc của lao động đang giảm sút và chế độ đãi ngộ lao động không tốt như kỳ vọng của người lao động.

Xét về số lượng cán bộ công nhân viên thì BIDV nằm trong khối dẫn đầu trong ngân hàng trong nước. Thế nhưng, xét đến chất lượng nhân sự của BIDV chưa cao, trình độ không đồng đều, chưa thật sự nhạy bén với những thay đổi của ngành, vẫn còn tư tưởng “xin _cho”. Phần lớn CBCNV của BIDV được đào tạo từ thời bao cấp, nay tuổi đã cao nên khả năng tiếp cận công nghệ chậm… nên xảy ra tình trạng thừa lao động không làm được việc và thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, chuyên gia đầu ngành, năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

Cán bộ nhân viên tại BIDV- CN Đồng Nai có một bộ phận không nhỏ còn yếu về chất lượng, còn nhiều hạn chế trong tiếp cận công nghệ mới, trong tự nghiên cứu học hỏi trong quá trình công tác,... Mặt khác, đa phần cán bộ quan hệ khách hàng còn theo lối tư duy cũ, chủ yếu hướng đến cung cấp sản phẩm tín dụng, chưa thực sự đổi mới, nhận thức đầy đủ trách nhiệm của cán bộ quan hệ khách hàng là đầu mối cho tất cả các hoạt động liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, khả năng thích ứng và nhạy bén với cơ chế thị trường còn yếu, kỹ năng bán sản phẩm còn chưa thực sự chuyên nghiệp, đặc biệt trong bán sản phẩm dịch vụ bán lẻ, bán chéo sản phẩm,…. Đây có thể xem là một điểm yếu cần cải thiện. Trong môi trường hội nhập, khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường của một ngân hàng sẽ dễ dàng đem lại thành công khi họ có một nguồn nhân lực thực hiện tốt công tác thị trường.

2.5.2.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ

Yếu tố năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của BIDV-CN Đồng Nai cũng là một tồn tại, hạn chế cần khắc phục và cải thiện. Mặc dù sản phẩm và dịch vụ của chi nhánh nhiều nhưng với các mức lãi suất “cứng nhắc”, chương trình khuyến mãi chưa hấp dẫn và hoạt động quảng cáo còn rất yếu.

Do khác nhau trong việc xác định đối tượng khách hàng, dẫn đến việc xác định phân khúc thị trường, khách hàng tiềm năng, xây dựng chính sách khách hàng, thiết kế sản phẩm, cách thức bán hàng,… khác nhau. Đối với các doanh nghiệp tư nhân và DNNVV, chưa được Chi nhánh xác định là khách hàng bán lẻ, nên được sử dụng chung quy trình và bộ sản phẩm bán buôn dành cho doanh nghiệp nói chung, tương đối bài bản và thủ tục hơn, như vậy trong phân khúc này các sản phẩm của BIDV sẽ kém cạnh tranh, linh động hơn các ngân hàng khác về thời gian xét duyệt, quy trình thủ tục rờm rà…

Chi nhánh còn thiếu sự liên kết giữa các dịch vụ ngân hàng, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ với các ngân hàng, hệ thống công nghệ thông tin của các đơn vị cung cấp dịch vụ tiện ích còn thiếu đồng bộ.

Mặt khác, trong điều kiện hội nhập hiện nay các NHTM trong nước không ngừng đầu tư cho khoa học công nghệ nên chất lượng dịch vụ ngân hàng của họ không ngừng được nâng cao, cùng với sự xuất hiện của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có công nghệ hiện đại và dày kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, sản phẩm của họ có ưu thế vượt trội cả về chất lượng và tiện ích. Điều đó làm cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV-CN Đồng Nai nhanh chóng trở nên lỗi thời và giảm ưu thế cạnh tranh.

2.5.2.3. Mạng lưới

Việc mở rộng mạng lưới kênh phân phối hiện đại triển khai chậm. Đây cũng là bất lợi của BIDV-CN Đồng Nai khi mở rộng hoạt động bán lẻ, trong khi các NHTMCP lớn hầu như đều đã có kênh phân phối này.

Theo đó, việc cấp phép thành lập chi nhánh mới và phòng giao dịch vẫn chưa thực hiện trên cơ sở đồng bộ hóa, hài hòa giữa các Chi nhánh hiện tại của BIDV. Dẫn đến sự phát triển quá ào ạt về chi nhánh cấp một và phòng giao dịch khi có sự thay đổi trong cơ chế quản lý trong năm vừa qua trên địa bàn thành phố Biên Hòa

đã vô tình biến những chi nhánh cấp 2 thành cấp một, điều này dẫn đến có quá nhiều chi nhánh cấp 1 trên cùng một địa bàn (quận), vì thế dẫn đến sự cạnh tranh trong chính BIDV, điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của BIDVvà tâm lý không tốt của khách hàng với ngân hàng.

2.5.2.4. Thị phần hoạt động

Cùng đặc điểm của khách hàng người Việt Nam, khách hàng người Đồng Nai rất nhạy cảm với lãi suất, phí dịch vụ nên khi có biến động lãi suất, phí khách hàng dễ di chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác; Điều này được thể hiện rất rõ trong thời kỳ chạy đua lãi suất huy động. Cũng như vậy đối với khách hàng vay vốn, tình trạng vay tại ngân hàng với lãi suất thấp để đáo hạn khoản vay có lãi suất cao hơn diễn ra phổ biến.

BIDV-CN Đồng Nai vẫn coi tín dụng là hoạt động chủ yếu để đưa lại nguồn thu nhập chính nhưng những năm qua với điều kiện kinh tế nói chung và cạnh tranh trên thị trường tài chính nói riêng đã làm cho thị phần cho vay của BIDV Đồng Nai bị thu hẹp, dẫn đến nguồn thu từ hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, trong hoạt động này cũng chưa có nhiều hình thức cho vay linh hoạt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Việc tiếp cận thị trường để phát triển các dịch vụ của Chi nhánh còn chậm và chưa có chiến lược cụ thể dẫn tới công tác bán hàng, tiếp thị, xử lý sự cố chưa được tiến hành một cách quyết liệt, trong khi các đối thủ khác có tốc độ phát triển mạnh và đã phủ khắp hầu hết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)