Giải pháp về Mạng lưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 93 - 95)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.2.6. Giải pháp về Mạng lưới

Căn cứ đề xuất giải pháp

Thực trạng về mạng lưới hoạt động của BIDV-CN Đồng Nai ở chương 2 cho không thấy có nhiều điểm mạnh so với các đối thủ cạnh tranh và cần tiếp tục có các giải pháp để phát huy.

Nội dung giải pháp

Một trong những biện pháp phát triển dịch vụ ngân hàng, đó là việc phát triển kênh phân phối, mà trọng tâm là việc mở rộng mạng lưới. Mạng lưới phòng giao dịch đang và sẽ tiếp tục là lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng trong thời gian tới, trong đó có BIDV Đồng Nai. Hệ thống mạng lưới rộng và cơ sở hạ tầng ổn định sẽ giúp các ngân hàng nhanh chóng chiếm lĩnh cho mình một thị phần nhất định. Để có thể thực hiện chiến lược phát triển bán lẻ song hành với bán buôn, BIDV-CN Đồng Nai cần mở rộng mạng lưới trên toàn địa bàn Đồng Nai nhưng có trọng điểm. Trong thời gian tới, BIDV Đồng Nai cần thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường, cũng như chuẩn bị tốt về quản trị, nguồn nhân lực, công nghệ, … làm cơ sở mở rộng mạng lưới ở các khu vực trên địa bàn Đồng Nai có tiềm năng phát triển nhằm mang lại sự thuận lợi nhất cho khách hàng khi giao dịch với BIDV.

* Ngân hàng cần duy trì hiệu quả và mở rộng mạng lưới giao dịch gồm Phòng Giao dịch/ATM/POS để tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch thuận lợi hơn, khai thác tối đa nền khách hàng bán lẻ.

Phát triển mạng lưới Phòng Giao dịch, ATM: chi nhánh cần đặc biệt tập trung phát triển mạng lưới Phòng giao dịch, máy ATM đến các huyện trên toàn tỉnh, đặc biệt những nơi BIDV chưa trú đóng như Thị trấn Vĩnh An- Vĩnh Cửu, H.Thống Nhất, các khu kinh tế mới, khu công nghiệp; phát triển các cụm ATM (2-3 ATM trở lên), ưu tiên lắp đặt các máy ATM tần suất giao dịch thấp, riêng lẻ thành cụm, lắp đặt trên những tuyến phố chính, khu vực đông dân cư, khu vực trọng điểm phát triển kinh tế, khu công nghiệp để tăng cường quản lý, quảng bá thương hiệu, hình

ảnh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tránh phân bổ manh mún không đảm bảo an toàn hoạt động đồng thời thuận tiện trong tiếp quỹ và quản lý giám sát máy ATM. Việc phát triển mạng lưới phải đi đôi với việc thống nhất chỉ đạo từ trụ sở chính đến chi nhánh và phòng giao dịch để “tinh thần bán hàng” được thông suốt, tránh việc triển khai gây tốn kém về khâu tổ chức, tuyển dụng, đào tạo nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Tăng cường và thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh địa điểm đặt máy nhằm đảm bảo mỹ quan, nhận diện thương hiệu, hình ảnh chung của BIDV bao gồm: Vệ sinh bên trong Cabin đặt máy ATM, vệ sinh các bộ phận đảm bảo máy hoạt động tốt; bổ sung thùng đựng rác tại khu vực Cabin ATM còn thiếu, dọn dẹp vệ sinh khu vực xung quanh Cabin ATM; định kỳ hàng ngày thực hiện kiểm tra, bóc dỡ và làm vệ sinh sạch sẽ khu vực Cabin ATM, bóc dỡ những thông tin quảng cáo rao vặt gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng hình ảnh của BIDV, bóc dỡ Poster/tờ rơi chương trình BIDV đã hết hạn, thay thế bằng những tờ rơi chương trình đang triển khai. Tiến hành kiểm tra an ninh thường xuyên khu vực Cabin ATM (ngoài thời điểm tiếp quỹ), giảm thiểu tình trạng nhiều đối tượng vào khu vực Cabin ATM để xả rác, hoặc đặt tờ rơi, dán quảng cáo rao vặt gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh BIDV. Lắp đặt và kiểm tra hoạt động của hệ thống quạt thông gió, điều hòa để đảm bảo sự thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi giao dịch. Đảm bảo có đủ ánh sáng tại máy ATM để khách hàng có thể thực hiện giao dịch vào ban đêm.

Phát triển hoạt động ngân hàng qua các kênh phân phối ngân hàng điện tử hiện đại, ứng dụng công nghệ (internet/ phone/ SMS…) trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ đường truyền (tăng dung lượng, tốc độ truyền dữ liệu) và các biện pháp nghiệp vụ tăng tính bảo mật thông tin khách hàng, an toàn cho ngân hàng. Việc phát triển kênh phân phối hiện đại là cơ sở để BIDV triển khai các sản phẩm cho vay trực tuyến, đáp ứng nhu cầu số tiền vay nhỏ, thời hạn vay ngắn; đồng thời tiết kiệm được thời gian, chi phí và tạo thêm nhiều tiện ích cho khách hàng.

* Chuẩn hóa phong cách giao dịch và không gian giao dịch của các điểm giao dịch.

Phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ: Tích cực chủ động tìm kiếm và mở rộng các điểm lắp đặt POS; Nâng cao chất lượng dịch vụ cho ĐVCNT, đảm bảo việc lắp đặt các thiết bị POS chính xác, kiểm tra giao dịch sau khi lắp đặt máy, cung cấp đầy đủ hóa đơn; Đảm bảo nhân viên ĐVCNT nắm rõ cách thức chấp thận thẻ, các chương trình Marketing ưu đãi dành cho chủ thẻ và ĐVCNT; Tiếp nhận phản hồi của ĐVCNT về dịch vụ và có phản ánh chỉnh sửa kịp thời; Duy trì và phát triển cơ chế chính sách ưu đãi dành cho ĐVCNT: giảm phí chiết khấu, cung cấp máy đọc thẻ, tích lũy điểm thưởng, tặng quà vào các dịp đặc biệt các ngày lễ lớn, tết, sinh nhật cho ĐVCNT nhằm giữ chân những ĐVCNT có doanh số thanh toán cao cũng như thu hút những ĐVCNT tiềm năng.

* Khắc phục tình trạng máy ATM không được tiếp quỹ kịp thời: Thường xuyên theo dõi giám sát số tiền còn lại trên máy ATM để có phương án tiếp quỹ kịp thời, tránh để tình trạng tất cả các máy ATM cùng một địa điểm ngừng hoạt động hết mới có phương án khắc phục. Tăng cường bộ phận tiếp quỹ liên tục luân phiên hơn nữa vào những ngày đặc biệt. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các máy ATM, phát hiện những máy phát sinh lỗi giao dịch cần nhanh chóng sửa chữa, nâng cấp kịp thời, tránh tình trạng bàn phím máy lúc được lúc không, màn hình không rõ, gây phiền hà cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)