6. Bố cục của luận văn
2.2.2.2. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng thương
thương mại
Trong nghiên cứu này, thang đo nghiên cứu được kế thừa từ các thang đo đã được kiểm định trong các bài nghiên cứu trước đây và được điều chỉnh thông qua quá trình thảo luận với chuyên gia để phù hợp NHTM tại Việt Nam.
Để xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh , trước hết luận văn căn cứ vào lý thuyết các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung: “Phương pháp Thompson-Strickland” trong bài báo “Vận dụng phương pháp Thompson-Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” (Phan Minh Hoạt, 2004) và “Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp” trong sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Minh Tuấn, 2010); kết hợp với nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng tại BIDV - Chi nhánh Đồng Nai nói riêng. Trên cơ sở đó để hình thành đề cương thảo luận nhóm với các chuyên gia (xem Phụ lục 1).
Qua kết quả thảo luận nhóm với 10 chuyên gia trong ngành tài chính, ngân hàng, tác giả xác định được 8 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng thương mại ở Việt Nam:
1/ Nguồn nhân lực; 2/ Năng lực tài chính; 3/ Trình độ công nghệ;
4/ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ; 5/ Thương hiệu và uy tín;
6/ Mạng lưới;
7/ Thị phần hoạt động; 8/ Năng lực quản trị.
Để đánh giá chi tiết 8 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh, căn cứ vào các thang đo tham khảo đã được kiểm định từ các Luận văn thạc sĩ kinh tế trước đây: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” (Nguyễn Quỳnh Hoa, 2007) và “Năng lực cạnh tranh của các Công ty Cho thuê tài chính thành phố Hồ Chí Minh” (Hoàng Thị Thanh Hằng, 2013) , kết hợp với kinh nghiệm thực tế tại ngân hàng, tác giả đề ra đề cương thảo luận nhóm về “Các tiêu chí cụ thể thể hiện các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM” (Phụ lục 1).
Sau khi tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia, tác giả xác định được 35 biến quan sát. Trong đó, tác giả thiết lập một bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến
chuyên gia với 21 biến quan sát (Phụ lục 3) và một bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến khách hàng với 14 biến quan sát (Phụ lục 5). Đối tượng khảo sát được đề nghị cho điểm từng yếu tố cấu thành theo thang đo Likert 5 bậc với các mức: 1 (rất yếu), 2 (yếu), 3 (trung bình), 4 (khá mạnh), 5 (mạnh).