Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cho NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 27)

6. Bố cục của luận văn

1.3 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cho NHTM

Có nhiều tác giả đưa ra lý thuyết về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Mỗi tác giả có những quan điểm khác nhau tuy nhiên cũng có nhiều điểm chung.

Việc cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM vẫn dựa trên nền tảng sự cạnh tranh của sản phẩm như mọi doanh nghiệp khác: số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm. Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm của các NHTM đó là các sản phẩm dịch vụ tài chính. Các sản phẩm này mang tính trừu tượng, người sử dụng sản phẩm không thể cầm nó, sờ mó nó được mà phải dùng cảm quan (TS. Lê Đình Hạc, 2005). Do vậy, đối với các NHTM, ngoài đánh giá năng lực cạnh tranh theo các tiêu thức như các doanh nghiệp, người ta còn phải đánh giá thông qua các yếu tố lòng tin, dựa trên uy tín, an toàn của NHTM.

Đối với đề tài này, tác giả chỉ tập trung phân tích các yếu tố bên trong là yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của Ngân hàng, còn các yếu tố bên ngoài được xem như tạo ra thách thức và cơ hội như nhau cho mọi doanh nghiệp trong ngành. Do đó, tác giả chỉ tập trung đến các yếu tố bên trong cấu thành nên năng lực cạnh tranh của Ngân hàng, từ đó phân tích đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

Để xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM tại Việt Nam, trước hết luận văn căn cứ vào lý thuyết các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Đồng Nai nói riêng. Trên cơ sở đó để hình thành đề cương thảo luận nhóm với các chuyên gia (xem Phụ lục 1). Cuối cùng, trên cơ sở thảo luận nhóm với các chuyên gia hình thành các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM tại Việt Nam (xem Hình 1.1).

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hình 1.1: Quy trình xây dựng yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM

Qua kết quả thảo luận nhóm với 10 chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng (danh sách các chuyên gia tham gia thảo luận xem Phụ lục số 2), tác giả xác định được 8 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực NHTM ở Việt nam, bao gồm:

1/ Nguồn nhân lực; 2/ Năng lực tài chính; 3/ Trình độ công nghệ;

4/ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ; 5/ Thương hiệu và uy tín; 6/ Mạng lưới; 7/ Thị phần hoạt động; 8/ Năng lực quản trị. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Đồng Nai

Lý thuyết các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp

Đề cương thảo luận nhóm với các

chuyên gia

Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngân hàng

thương mại Thảo luận

với các chuyên gia

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hình 1.2: Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM 1.3.1 Nguồn nhân lực

Nhân lực là một yếu tố có tính quyết định của lực lượng sản xuất, có vai trò rất quan trọng trong sản xuất xã hội nói chung và trong cạnh tranh kinh tế hiện nay. Trong doanh nghiệp, nhân lực vừa là yếu tố đầu vào vừa là lực lượng trực tiếp sử dụng phương tiện, thiết bị để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa và dịch vụ (Nguyễn Minh Tuấn, 2010).

Một ngân hàng thương mại có đội ngũ nhân viên giỏi sẽ có khả năng hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược và thực hiện tốt các thao tác nghiệp vụ trong quá trình cung ứng sản phẩm. Ngân hàng có nguồn nhân lực có chất lượng cao là biểu hiện của ngân hàng có sức cạnh tranh cao vì có có khả năng thu hút khách hàng. Mặt khác, ngân hàng có sức cạnh tranh cao sẽ có khả năng giữ chân và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao. Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực người ta thông qua các tiêu thức như: tuổi đời bình quân (thể hiện sức trẻ, sức sáng tạo, tính linh hoạt ở mỗi ngân hàng), trình độ nhân viên nói chung của ngân hàng (thường được xem xét trên phương diện bắng cấp như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Trung học, chưa qua đào tạo), năng lực quản lý điều hành của bộ máy quản lý điều hành, trình độ kiến thức bổ trợ (trình độ tin học, ngoại ngữ, kiến thức các ngành kinh tế, pháp luật khác), các yếu tố về văn hóa (thẩm mỹ, vóc dáng, kỹ năng giao tiếp), các chính sách về tiền lương, đãi ngộ, các thủ pháp mà ngân hàng áp dụng để lôi kéo nhân viên từ ngân hàng khác, các tiêu chuẩn tuyển dụng mới cao hơn so ngân hàng khác mà vẫn có nhiều nhân viên giỏi đến làm việc.

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Nguồn nhân lực Năng lực tài chính Trình độ công nghệ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ Thương hiệu và uy tín Mạng lưới Thị phần hoạt động Năng lực quản trị

1.3.2. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản trị tài chính… trong doanh nghiệp. Năng lực tài chính gắn với vốn là một yếu tố sản xuất cơ bản và là đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác. Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm thiết bị, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ …(Nguyễn Minh Tuấn, 2010).

Năng lực tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của các NHTM. Năng lực tài chính là tiền đề để phát triển thị trường, để quyết định có nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ hay không và từ đó quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM. Ngoài ra, một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh còn tạo được sự an tâm cho khách hàng khi họ quyết định giao dịch hoặc gửi gắm tiền vốn của mình vào ngân hàng. Do vậy, để tăng quy mô hoạt động, tăng đầu tư vào tài sản cố định, hiện đại hoá công nghệ nhằm nâng cao chất lượng cũng như phát triển thêm dịch vụ cho khách hàng, tăng niềm tin của khách hàng, các NHTM thường phải tăng năng lực tài chính. Để đánh giá năng lực tài chính của một NHTM người ta đánh giá qua quy mô vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng.

- Vốn tự có:

Theo quy định của Basel, vốn tự có của ngân hàng thương mại được chia thành hai cấp:

+ Vốn cấp I (core capital – tier 1) bao gồm: vốn điều lệ và dự trữ được công bố.

+ Vốn cấp II (supplementtary – tier 2): Dự trữ không được công bố; dự trữ tài sản đánh giá lại; dự phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung; các công cụ vốn lai (nợ/vốn chủ sở hữu); nợ thứ cấp..

Vốn cấp I là vốn nòng cốt của ngân hàng. Tổng vốn cấp II được đưa vào tính toán tỷ lệ đủ vốn không được vượt quá 100% vốn cấp I; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp I; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài sản đánh

giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình (goodwill).

Vốn điều lệ và vốn tự có đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng. Vốn điều lệ cao, ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường, tạo được lòng tin trong công chúng. Vốn tự có thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu, khả năng chống đỡ rủi ró trong kinh doanh kém vì đó là điều kiện đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng.

- Hệ số đủ vốn (CAR):

Theo yêu cầu của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) và chuẩn mực an toàn hoạt động ngân hàng của Ủy ban Basel, tỷ lệ an toàn vốn được đánh giá qua hệ số đủ vốn.

Một ngân hàng được xem là đủ vốn khi tỷ lệ vốn cấp I chia cho tài sản có đã điều chỉnh rủi ro tối thiểu bằng 4% và tổng vốn cấp I và cấp II chia cho tài sản có đã điều chỉnh rủi ro tối thiểu bằng 9% (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN).

1.3.3. Trình độ công nghệ

Công nghệ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp (Nguyễn Minh Tuấn, 2010).

Trong nền kinh tế hiện nay, công nghệ được xác định là vấn đề sống còn của mỗi ngân hàng thương mại. NHTM không thể cung cấp được ngày càng nhiều loại sản phẩm với chất lượng tốt, giá cả phù hợp khi không có những đầu tư thích hợp cho việc hiện đại hoá công nghệ. Trình độ công nghệ quyết định đến chất lượng và tính đa dạng của dịch vụ do ngân hàng thương mại cung cấp ở hiện tại cũng như trong tương lai. Mặt khác, công nghệ hiện đại giúp cho quy trình thực hiện các dịch vụ ngân hàng được nhanh chóng, thuận tiện, từ đó tăng khả năng thu hút khách hàng và quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

Với phương thức giao dịch truyền thống trước đây, khách hàng đến ngân hàng Vốn Chủ sở hữu

Tài sản điều chỉnh rủi ro * 100% CAR=

giao dịch trực tiếp là phổ biến, thì ngày nay đã xuất hiện những hình thức giao dịch mới, giao dịch dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến: giao dịch qua mạng internet, giao dịch qua điện thoại di động, giao dịch tại các máy ATM. Công nghệ hiện đại cho phép các NHTM tạo ra khả năng phát triển sản phẩm mới có tính chất riêng biệt, độc đáo gắn với khả năng sáng tạo và tạo ra thương hiệu. Công nghệ hiện đại giúp nâng cao chất lượng dịch vụ.

1.3.4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ

Nền kinh tế ngày càng phát triển, những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng sự phát triển đó ngày càng tăng. Ngân hàng thương mại nào cung cấp được nhiều loại sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ có cơ hội thu hút khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Chất lượng sản phẩm dịch vụ:

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO, đã đưa ra định nghĩa: Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, một hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan.

Như vậy, để đánh giá chất lượng của một sản phẩm phải căn cứ vào những đặc tính riêng của chúng để đánh giá. Đối với chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng, có thể đánh giá thông qua:

- Tính tiện ích của sản phẩm mà ngân hàng thương mại cung cấp. - Thời gian cung ứng sản phẩm cùng loại so với ngân hàng khác. - Mức độ đơn giản hay phức tạp của quy trình cung ứng sản phẩm. - Độ chính xác của sản phẩm.

Chất lượng dịch vụ tài chính là một trong những tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Nếu dịch vụ của NHTM có chất lượng tốt thì ngân hàng thương mại đó hoàn toàn có lợi thế trong cạnh tranh so với ngân hàng khác cung cấp dịch vụ cùng loại trong những điều kiện như nhau. Thậm chí, nếu giá dịch vụ của NHTM có chất lượng tốt có cao hơn giá dịch vụ của ngân hàng khác ở một mức độ nhất định thì NHTM đó vẫn có khả năng thu hút khách hàng hơn.

Giá cả dịch vụ:

Khi sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng luôn quan tâm đến giá của sản phẩm. Giá của sản phẩm ngân hàng là lãi huy động, lãi cho vay và phí sử dụng dịch vụ.

Ngân hàng thương mại nào trả lãi huy động cao, thu lãi cho vay và phí dịch vụ thấp sẽ có khả năng thu hút khách hàng.

Trong quá trình thực hiện mục tiêu cạnh tranh về giá, NHTM lại gặp một vấn đề cần phải cân nhắc đó là làm sao để duy trì được mức lợi nhuận cao bởi lẽ để đạt được giá có sức cạnh tranh cao thì thu nhập của ngân hàng sẽ giảm xuống. Vì vậy, để thực hiện được cả mục tiêu về giá và duy trì lợi nhuận, các NHTM phải cố gắng tiết kiệm nguồn lực, tạo dựng lòng tin và thực hiện các hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng.

Tính đa dạng của danh mục dịch vụ tài chính:

Một ngân hàng thương mại có danh mục dịch vụ tài chính đa dạng sẽ có khả năng đáp ứng được nhiều loại nhu cầu khác nhau của khách hàng, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại người ta có thể dùng các tiêu thức như:

- Số lượng danh mục sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp. - Chủng loại trong mỗi danh mục sản phẩm dịch vụ.

1.3.5. Thương hiệu và uy tín

Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Thương hiệu còn là một thuật ngữ phổ biến thường được sử dụng khi đề cập tới Nhãn hiệu hàng hóa (đối với thương hiệu Sản phẩm), Tên thương mại của tổ chức, cá nhân dùng trong kinh doanh (đối với thương hiệu Doanh nghiệp) hoặc là các chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa.

Thương hiệu là trung tâm của chiến lược marketing. Thương hiệu mạnh sẽ mang lại cho doanh nghiệp cơ hội thu được mức giá cao hơn từ khách hàng so với sản phẩm cùng loại, củng cố tính bền vững cho doanh nghiệp và tạo ra khách hàng trung thành. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp là kết quả của một quá trình hoạt động kinh doanh. Tạo dựng được thương hiệu và uy tín trong tâm trí khách hàng thì doanh nghiệp sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp cần có ý thức xây dựng thương hiệu.

1.3.6. Mạng lưới

Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch là cánh tay nối dài của NHTM, giúp sản phẩm của NHTM được bao trùm khắp các địa bàn. Mạng lưới của ngân hàng thương mại càng rộng thì càng tăng khả năng tiếp cận và càng đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng.

Người ta có thể đánh giá mạng lưới của ngân hàng qua các chỉ tiêu: - Số lượng: chi nhánh; phòng giao dịch; ngân hàng đại lý; điểm chấp nhận thẻ. - Sự phân bổ: chi nhánh; phòng giao dịch; ngân hàng đại lý; điểm chấp nhận thẻ.

1.3.7. Thị phần

Mặc dù thị phần là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ nhưng nó lại có tác động đến khả năng cạnh tranh trong tương lai của NHTM. Thị phần biểu hiện vị thế và sức cạnh tranh của ngân hàng. Thông qua thị phần của NHTM, các nhà đầu tư, các khách hàng có thể đánh giá được quy mô hoạt động của ngân hàng, đánh giá được chất lượng dịch vụ, uy tín của ngân hàng để từ đó quyết định có đầu tư, giao dịch hay sử dụng dịch vụ của ngân hàng không. Một ngân hàng thương mại được đánh giá là có sức cạnh tranh cao khi nó có thị phần hoạt động lớn và đang được mở rộng. Người ta đánh giá thị phần hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua các chỉ tiêu:

Thị phần huy động vốn: Vốn tự có của NHTM chủ yếu được dùng để mua sắm tài sản cố định, hiện đại hoá công nghệ. Do đó, huy động vốn là nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)