Giải pháp về Năng lực quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 97 - 124)

6. Bố cục của luận văn

3.2.8. Giải pháp về Năng lực quản trị

Căn cứ đề xuất giải pháp

Để hoạt động doanh nghiệp ngày càng phát triển, vai trò của năng lực quản trị rất quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng về Năng lực quản trị của BIDV-CN Đồng Nai ở chương 2 cho thấy nhiều điểm yếu kém so với các đối thủ cạnh tranh và cần có các giải pháp khắc phục và cải thiện.

Nội dung giải pháp

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng chuyên nghiệp, năng động hơn. Bộ máy quản lý đảm bảo tập trung thống nhất trong toàn hệ thống, đồng thời đảm bảo được sự linh hoạt và chủ động của các phòng ban. Sắp xếp lại các phòng ban theo hướng thông suốt, trực tuyến, gọn nhẹ giảm đầu mối, hiệu quả, tiết kiệm, tăng cường trách nhiệm. Quy trình hóa mọi hoạt động nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả quản lý. Tuân thủ hệ thống quản lý ISO 9001:2008.

* Phát huy tốt vai trò và năng lực của từng thành viên trong Ban giám đốc, đột phá trong hoạt động kinh doanh:

+ Xây dựng được một cơ chế lựa chọn nhân sự công khai, minh bạch. Việc lựa chọn các nhân sự quản lý phải được kết hợp với việc đánh giá của nhân viên hàng năm, theo đúng chuẩn mực đã được đề ra.

+ Ngân hàng cần xây dựng một kế hoạch nhân sự quản lý, có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ nguồn để đảm bảo tính kế thừa liên tục, tránh gây ra những xáo trộn không cần thiết gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một phòng ban, chi nhánh.

+ Bên cạnh việc tích luỹ kinh nghiệm theo thời gian, đội ngũ lãnh đạo cần phải tích cực học hỏi, tự nghiên cứu để trang bị thêm cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Các ngân hàng có thể tổ chức những khoá đào tạo riêng biệt cho cán bộ quản lý và hợp tác với ngân hàng nước ngoài tổ chức những khoá tham quan, tập huấn ở nước ngoài cho cán bộ quản lý.

+ Ngân hàng cũng có thể xem xét giải pháp thuê nhân sự nước ngoài. Việc thuê nhân sự quản lý giỏi của nước ngoài đòi hỏi chi phí lớn song cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho ngân hàng.

* Tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng các công cụ quản lý: Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhằm đảm bảo sự thông suốt của các luồng thông tin từ các phòng ban. Đặc biệt cần tập trung xây dựng hệ thống thông tin điện tử qua hệ thống mạng điện tử.

* Công tác quản trị rủi ro được thực hiện một cách toàn diện:

- Ban giám đốc ngân hàng luôn chú trọng công tác quản trị rủi ro, giao cho Phòng Quản lý tủi ro tại hội sở ngân hàng phải theo dõi sát sao tất cả các vấn đề về

rủi ro ngân hàng để có báo cáo kịp thời và đề xuất hướng xử lý. Giám đốc xử lý, răn đe kịp thời những trường hợp các phòng giao dịch trực thuộc hoạt động vượt thẩm quyền cho phép, không tuân thủ qui trình cho vay, thẩm định giá trị tài sản thế chấp,…

- Thường xuyên rà soát, xử lý các khoản nợ xấu nhưng cũng cần chú trọng đến công tác rủi ro tác nghiệp để có những chấn chỉnh kịp thời những sai sót tác nghiệp có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng, thực tế có những nhân viên chuyển tiền nhầm hay thu thiếu phí dịch vụ gây mất tiền của ngân hàng. Kiên quyết xử lý thích đáng những cán bộ mất đạo đức gây tổn hại đến tài sản và uy tín ngân hàng.

* Đổi mới công tác quản trị nhân sự, đổi mới tư duy hoạt động:

- Quán triệt toàn thể cán bộ công nhân viên thay đổi tư duy và cách thức làm việc, chuyển từ thụ động chờ khách sang thế chủ động, mở rộng tìm kiếm thu hút khách hàng tiền gửi, dịch vụ, trong đó tận dụng tối đa năng lực, tiềm năng các mối quan hệ và thế mạnh của từng cá nhân trong đơn vị và chi nhánh.

- Chuyên môn hóa bộ phận quản lý nhân sự, hoàn thành xây dựng chức danh cán bộ, bảng mô tả công việc cho từng cán bộ căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể được giao. Mạnh dạn luân chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với năng lực sở trường của từng người ở từng mảng hoạt động để phát huy hiệu quả làm việc cao nhất.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 cho thấy mục tiêu phát triển và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV-CN Đồng Nai. Từ các mục tiêu và định hướng đã đặt ra, căn cứ vào những đánh giá ưu và nhược điểm rút ra từ ma trận hình ảnh cạnh tranh trong chương 2 mà tác giả xây dựng nên các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV-CN Đồng Nai.

Các giải pháp đưa ra có tính khả thi cao do dựa trên nền tảng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh được xây dựng cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Chi nhánh, tuy nhiên để các giải pháp thành công thì ban lãnh đạo ngân hàng cần có phương án hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát cụ thể và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu

Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đồng Nai là một đóng góp của tác giả nhằm đánh giá thực trạng kinh doanh và đề ra một số giải pháp để giúp chi nhánh nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao ưu thế của ngân hàng trên thị trường khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt.

Để thực hiện luận văn này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và xây dựng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bằng phương pháp chuyên gia. Nghiên cứu đánh giá thực trạng của Chi nhánh và xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh với các đối thủ chính. Từ đó xác định được vị trí của Chi nhánh mình trên thị trường cạnh tranh, xác định được những thành công cần phát huy và những tồn tại – hạn chế cần khắc phục và cải thiện. Kết hợp với những mục tiêu phát triển và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV-CN Đồng Nai, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể và khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV-CN Đồng Nai.

Hạn chế của đề tài

Do những hạn chế nhất định về thời gian và kiến thức của học viên cao học, đề tài nghiên cứu này chắc chắn vẫn còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp và đánh giá khách quan của Quý thầy cô và các độc giả để nghiên cứu này có thể hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Các Mác, 2004. C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

2. Báo cáo BIDV-CN Đồng Nai, 2015. Báo cáo tài chính năm 2014. TP.HCM, tháng 3/2015.

3. Báo cáo BIDV-CN Đồng Nai, 2016. Báo cáo tài chính năm 2015. TP.HCM, tháng 3/2016.

4. Báo cáo BIDV-CN Đồng Nai, 2017. Báo cáo tài chính năm 2016. TP.HCM, tháng 3/2017.

5. Michael E. Porter, 1980. Chiến lược cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Ngọc Toàn, 2009. TP.HCM: NXB Trẻ - DT Books.

6. Michael E. Porter, 1985. Lợi thế cạnh tranh. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Phúc Hoàng, 2008. TP.HCM: NXB Trẻ - DT Books.

7. Hồ Diệu (năm 2002), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

8. Diễn đàn OECD, 2002. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu. Sở Ngoại vụ TP.HCM

9. Phan Minh Hoạt, 2004. Vận dụng phương pháp Thompson - Strickland đánh giá so sánh tổng thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông tin Khoa học Thống kê, số 4/2004, trang 21-23.

10. Trịnh Quốc Trung (2004) - Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của ngân hàng thương mại đến năm 2010.

11. Lê Đình Hạc (2005) – Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế..

12. Nguyễn Thị Quy (2005) – Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập – Nhà xuất bản Lý luận chính trị

13. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2006) - Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu, Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nhiệp – Nhà xuất bản Trẻ.

14. Nguyễn Quỳnh Hoa (2007) - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

15. Nguyễn Hữu Thắng (2008) - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

16. Nguyễn Minh Tuấn (2010) - Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. TP.HCM: NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.

17. Trần Thị Anh Thư (2012) - Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Luận án tiến sĩ kinh tế. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

18. Hoàng Thị Thanh Hằng (2013) -Năng lực cạnh tranh của các Công ty Cho thuê tài chính thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

19. Võ Phương Nga (2013) – Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quân đội.

Tiếng Anh:

21. Fred R. David, 2011. Strategic Management: Concept and cases. 13rd edition. New Jersey: Prentice Hall.

22. Bollen, K.A., 1989. Structural Equations with Latent Variables. New York: Wiley.

PHỤ LỤC 1

DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM

Kính chào các ông/bà.

Tôi là học viên lớp cao học QTKD, Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM. Tôi đang nghiên cứu đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai đến năm 2020 ”. Rất mong ông/bà dành chút ít thời gian để chia sẻ cùng tôi về “Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng thương mại tại Việt Nam”.

Xin lưu ý với ông/bà là không có quan điểm nào là đúng hay sai, những ý kiến của ông/bà chỉ phục vụ cho mục đích duy nhất trong việc hoàn thành luận văn và các ý kiến này được giữ bí mật.

Xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG THẢO LUẬN

Dựa trên đề xuất của Thompson và Strickland, Phan Minh Hoạt đã đưa ra các yếu tố cơ bản cấu thành năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp (Phan Minh Hoạt, 2004):

1/ Năng lực nghiên cứu, phân tích và dự báo về thị trường trong nước và thị trường nước ngoài,...;

2/ Năng lực tìm kiếm khách hàng và đối tác tin cậy có năng lực hợp tác kinh doanh có hiệu quả với doanh nghiệp;

3/ Năng lực tổ chức sản xuất những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế,...;

4/ Năng lực tổ chức xuất khẩu,... (mua, bán, vận chuyển hàng hoá,...); 5/ Năng lực thanh toán quốc tế;

6/ Năng lực xử lý các tình huống về tranh chấp thương mại quốc tế nhanh chóng và có hiệu quả,...;

7/ Các nhân tố về công nghệ: như khả năng nghiên cứu về công nghệ nhất là đối với những ngành hàng có hàm lượng công nghệ cao, khả năng đổi mới quá trình kinh doanh, khả năng đổi mới sản phẩm, khả năng sử dụng các công nghệ tin học;

8/ Các nhân tố liên quan tới nguồn nhân lực: nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng chuyên môn cao, bí quyết quản lý chất lượng, đội ngũ chuyên gia về thiết

kế sản phẩm hoặc về loại công nghệ quan trọng, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, thời gian phát triển sản phẩm từ ý tưởng tới thị trường nhanh chóng,...;

9/ Các nhân tố về văn hoá doanh nghiệp;

10/ Các nhân tố về khả năng thích ứng và quản lý sự thay đổi; 11/ Các nhân tố về tài chính;

12/ Các nhân tố về hình ảnh, uy tín;

13/ Năng lực cạnh tranh về giá và giá thành.

Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn, có 10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Nguyễn Minh Tuấn, 2010):

1/ Giá cả sản phẩm và dịch vụ; 2/ Chất lượng sản phẩm và bao gói;

3/ Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; 4/ Thông tin và xúc tiến thương mại;

5/ Năng lực nghiên cứu và phát triển;

6/ Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; 7/ Trình độ lao động;

8/ Thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; 9/ Vị thế tài chính;

10/ Năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp.

Kết hợp các lý thuyết trên và qua nghiên cứu thực tế tại ngân hàng BIDV - Chi nhánh Đồng Nai, tôi nhận thấy năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam thể hiện qua các yếu tố cấu thành sau đây:

1/ Nguồn nhân lực; 2/ Năng lực tài chính;

3/ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ; 4/ Thương hiệu và uy tín ;

5/ Công nghệ thông tin;

6/ Năng lực quản trị doanh nghiệp; 7/ Mạng lưới.

Với kinh nghiệm của mình, ông/bà cho biết trong những yếu tố trên có yếu tố nào nên bỏ đi, hay có thể bổ sung thêm yếu tố nào? Trên cơ sở đó thì năng lực cạnh

tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam được đánh giá cụ thể qua các yếu tố nào? ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

THẢO LUẬN CÁC TIÊU CHÍ CỤ THỂ THỂ HIỆN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÂN HÀNG

1/ Nguồn nhân lực: Các tiêu chí nào sau đây thể hiện Nguồn nhân lực của

ngân hàng thương mại?

1.1. Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc 1.2. Nhân viên được đào tạo có chuyên môn phù hợp

1.3. Nhân viên có tác phong chuyên nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng tốt 1.4. Nhân viên thực hiện giao dịch nhanh chóng

1.5. Chính sách đánh giá và đãi ngộ nhân viên 1.6. Quy mô nguồn lực của Ngân hàng

Xin ông/bà hãy cho biết:

- Trong các tiêu chí được liệt kê phía trên, tiêu chí nào nên bỏ đi và nên bổ sung thêm tiêu chí nào?

2/ Năng lực tài chính: Các tiêu chí nào sau đây thể hiện Năng lực tài chính

của ngân hàng thương mại?

2.1. Các chỉ số tài chính ở mức tốt

2.2. Đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng tốt 2.4. Gửi tiền và đầu tư cổ phiếu vào ngân hàng an toàn 2.5. Quy mô vốn của ngân hàng

Xin ông/bà hãy cho biết:

- Trong các tiêu chí được liệt kê phía trên, tiêu chí nào nên bỏ đi và nên bổ sung thêm tiêu chí nào?

3/ Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: Các tiêu chí nào sau đây

thể hiện Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng thương mại? 3.1. Sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng đa dạng

3.2. Sản phẩm và dịch vụ đảm bảo chất lượng

3.3. Tiếp nhận, xử lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ làm hài lòng khách hàng 3.4. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng

3.5. Ngân hàng khuyến mãi và có hiệu quả

3.6. Thiết kế sản phẩm đặc thù theo nhu cầu khách hàng

- Trong các tiêu chí được liệt kê phía trên, tiêu chí nào nên bỏ đi và nên bổ sung thêm tiêu chí nào?

4/ Thương hiệu và uy tín : Các tiêu chí nào sau đây thể hiện Thương hiệu

và uy tín của ngân hàng thương mại?

4.1. Là ngân hàng uy tín, đáng tin cậy

4.2. Rất dễ dàng nhận biết logo của ngân hàng 4.3. Ngân hàng rất chuyên nghiệp

4.4. Ngân hàng có đóng góp lớn trong sự phát triển của thành phố 4.5. Hình ảnh của ngân hàng rất ấn tượng trong tâm trí khách hàng

Xin ông/bà hãy cho biết:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 97 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)