Giải pháp về Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 81 - 83)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.2.1. Giải pháp về Nguồn nhân lực

Căn cứ đề xuất giải pháp

Từ thực trạng ở chương 2, năng lực nguồn nhân lực của chi nhánh vẫn còn khá nhiều tồn tại và hạn chế cần khắc phục và cải thiện.

Nội dung giải pháp

- Tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn và nhạy bén với thị trường. - Tổ chức đội ngũ cán bộ trực tiếp quan hệ với khách hàng với đầy đủ kiến thức, am hiểu tính năng của các sản phẩm cùng kỹ năng và lòng nhiệt thành trong

công tác phục vụ khách hàng, luôn sẵn sàng giới thiệu, tư vấn và đáp ứng những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ đến khách hàng một cách tốt nhất, đặc biệt tập trung chuyên sâu vào một số sản phẩm dịch vụ chủ chốt, phù hợp với đối tượng khách hàng trên địa bàn của chi nhánh.

- Đào tạo nguồn nhân lực: Xây dựng quy định chế độ đào tạo đối với mọi cấp cán bộ. Đổi mới công tác đào tạo cán bộ, tổ chức khảo sát thực trạng chất lượng cán bộ để xác định mục tiêu, nhu cầu, nội dung đào tạo gắn với tiêu chuẩn, chức danh cán bộ. Xây dựng và triển khai chính sách đào tạo đối với cán bộ trẻ, cán bộ quy hoạch các cấp. Tổ chức tốt quá trình đào tạo. Đa dạng hóa hình thức đào tạo: khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học tập để nâng cao trình độ. Xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến (E- Learning) nhằm tăng quy mô và năng lực đào tạo.

- Có những giải pháp tạo động lực hoạt động sẽ giúp đội ngũ nhân viên thêm nhiệt huyết và ý thức trách nhiệm trong công việc, đồng thời luôn tự hoàn thiện bản thân về kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong công việc cũng như toàn tâm gắn bó và cống hiến sức lực cho hoạt động chung của chi nhánh. Một số giải pháp có thể thực hiện là:

+ Xây dựng và nâng cao hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng như phát động thi đua trong toàn chi nhánh, có cơ chế khen thưởng cho những cá nhân, tập thể hoàn thành kế hoạch được giao hoặc có thành tích tốt trong công tác huy động vốn, phát triển dịch vụ, tiếp thị, … Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế phạt đối với những đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Chi nhánh cần kết hợp với công đoàn cơ sở tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ như: giao dịch viên giỏi, kiểm ngân giỏi, cán bộ tín dụng giỏi,… với giải thưởng hấp dẫn để đội ngũ nhân viên cùng tích cực tham gia.

+ Duy trì và phát triển các phong trào văn nghệ, thể thao. Đây chính là sân chơi lành mạnh cho đội ngũ nhân viên vui chơi, giải trí, tạo tinh thần phấn chấn trong công việc.

+ Chi nhánh cần quan tâm đến hoàn cảnh, nhu cầu, tâm tư, tình cảm của nhân viên, chia sẻ những khó khăn, bố trí nhân viên làm việc đúng sở trường và năng lực,

môi trường làm việc thuận lợi và thường xuyên khuyến khích, động viên nhân viên nhằm gia tăng nhiệt huyết trong công việc.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp BIDV: Tiếp tục hoàn thiện và thực hành văn hóa doanh nghiệp BIDV, bảo đảm duy trì và phát huy giá trị cốt lõi của BIDV trong toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên. Tạo môi trường làm việc thuận lợi giúp mỗi cá nhân có thể phát huy hết khả năng, sở trường của mình.

Ngoài ra, BIDV Đồng Nai phải có đội ngũ chuyên viên giỏi về tổ chức nhân sự, biết cách sử dụng nguồn lực con người, tư vấn cho Ban Lãnh đạo trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đồng nai (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)