Hackman và Oldham (1976) đã đưa ra mô hình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các đặc điểm công việc đến các kết quả và sự hài lòng trong công việc Mô hình nghiên cứu đã chỉ một số đặc điểm công việc cốt lõi ảnh hưởng đến các kết quả của công việc Đó là: sự đa dạng kỹ năng (mức độ mà một công việc đòi hỏi sự đa dạng của các hoạt động khác nhau để thực hiện công việc và cần phải sử dụng các kỹ năng và năng lực khác nhau của cá nhân); nhận biết nhiệm vụ (mức độ công việc đòi hỏi hoàn thành toàn bộ và từng phần mà một người cần phải thực hiện từ đầu đến cuối với một kết quả hữu hình); tầm quan trọng của nhiệm vụ (mức độ công việc ảnh hưởng thật đến cuộc sống hoặc công việc của một người, ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong tổ chức hoặc môi trường bên ngoài); quyền tự chủ trong công việc (mức độ mà công việc cho phép NLĐ được tự do, độc lập
thực sự và tự do lập kế hoạch làm việc và xác định các thủ tục được sử dụng để thực hiện công việc theo ý mình); sự phản hồi công việc (mức độ mà việc triển khai các hoạt động công việc đòi hỏi các kết quả công việc cá nhân đạt được trực tiếp và thông tin rõ ràng cho NLĐ về kết quả thực hiện công việc của họ)
Các đặc điểm công việc này tác động đến ba trạng thái tâm lý: (a) Sự trải nghiệm rất thú vị trong công việc mang ý nghĩa và quan trọng đối với NLĐ (đa dạng kỹ năng, xác định tính chất công việc, tầm quan trọng của công việc); (b) Sự trải nghiệm cần có trách nhiệm gắn bó với kết quả công việc của NLĐ (quyền quyết định độc lập và suy xét chín chắn trong lập kế hoạch và xác định các thủ tục để hoàn thành công việc); (c) Nhận thức về kết quả công việc (phản hồi quá trình thực hiện công việc cho cấp trên, từ đó cấp trên ghi nhận, đánh giá thành tựu của NLĐ cũng như phê bình, góp ý nhằm khắc phục sai sót trong công việc) Mục tiêu của mô hình này tạo điều kiện thúc đẩy động lực bên trong và làm gia tăng sự thỏa mãn công việc của NLĐ như tạo động lực làm việc nội tại cao, thỏa mãn tăng trưởng cao, thỏa mãn công việc cao, hiệu suất công việc cao
Hình 2 5 Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham
(Nguồn: Hackman và Oldham, 1975)
Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham đã đưa ra cách tính trọng số động viên tiềm năng của NLĐ MPS (Motivating Potential Score) Nếu chỉ số MPS thấp thì rõ ràng NLĐ không có động lực làm việc, cần phải thiết kế
và sắp xếp lại công việc; nếu chỉ số MPS cao thì NLĐ đang tích lũy được động lực làm việc
Trong đó:
MPS: Trọng số động viên tiềm năng (Motivating Potential Score) SV: Đa dạng kỹ năng (Skill Variety)
TI: Xác định tính chất công việc (Task Identify) TS: Tầm quan trọng công việc (Task Significance) AU: Quyền quyết định (Autonomy)
FB: Phản hồi (Feedback)
Mô hình đặc điểm công việc của Hackman và Oldham được ứng dụng trong đo lường mức độ HL của NLĐ nhằm tạo động lực làm việc