Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH first solar việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 39)

Từ quá trình nghiên cứu các lí thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên và nghiên cứu thực tế tại Công ty

Môi trường làm việc

Lương thưởng và phúc lợi

Quan hệ với cấp trên

Đánh giá kết quả làm việc

Đào tạo và phát triển

Khuyến khích và khen ngợi

Mối quan hệ trong tổ chức

H1(+) H2(+) H3(+) H4(+) H5(+) H6(+) H7(+) CÁC YẾU TỐ CÁ NHÂN - Giới tính - Tuổi - Trình độ học vấn - Chức vụ - Bộ phận - Thâm niên - Thu nhập trung bình ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

Hình 2 6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc

(Nguồn: Tổng hợp (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH First Solar Việt Nam như (Hình 2 6)

Dựa vào các lí thuyết về động lực làm việc tác giả xin đề xuất sắp xếp thứ tự ưu tiên các yếu tố như sau

- - - - - - -

H1(+): Môi trường làm việc càng tốt thì động lực làm việc của nhân viên càng cao

H2 (+): Lương thưởng và phúc lợi càng cao thì động lực làm việc của nhân viên càng cao

H3 (+): Quan hệ với cấp trên càng thoải mái, đáng tin cậy thì động lực làm việc của nhân viên càng cao

H4 (+): Đánh giá kết quả làm việc công bằng thì động lực làm việc của nhân viên càng cao

H5 (+): Đào tạo và phát triển càng tốt thì động lực làm việc của nhân viên càng cao

H6 (+): Khuyến khích và khen ngợi càng nhiều thì động lực làm việc của nhân viên càng cao

H7 (+): Quan hệ trong tổ chức càng tốt thì động lực làm việc của nhân viên càng cao

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 này tác giả đã trình bày sơ lược về các khái niệm liên quan đến tạo động lực làm việc cho nhân viên đối với một tổ chức, các yếu tố tác động và ảnh hưởng Tác giả cũng trình bày các mô hình lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu tạo động lực làm việc cho người lao động cùng với một số mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong ngoài nước có liên quan Dựa trên các mô hình lý thuyết, và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động cho người lao động trong tổ chức Mô hình nghiên cứu có 6 yếu tố tác động là: (1) Môi trường làm việc; (2) Lương thưởng và phúc lợi; (3) Quan hệ với cấp trên; (4) Đánh giá kết quả làm việc ; (5) Đào tạo và phát triển; (6) Khuyến khích và khen ngợi; (7) Quan hệ trong tổ chức

Chương 3 tiếp theo, tác giả sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu được thực hiện để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau: đầu tiên phải xác định được mục tiêu cần nghiên cứu, sau đó tìm hiểu các cơ sở lý thuyết nói về động lực làm việc của nhân viên Dựa trên cơ sở lý thuyết đó và căn cứ vào tình hình thực tế tại Công ty TNHH First Solar Việt Nam sau đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu và kế tiếp tiến hành nghiên cứu thông qua các giai đoạn chính như sau

Nghiên cứu khám phá: sử dụng phương pháp định tính được thực hiện

qua kỹ thuật thảo luận nhóm: Trong giai đoạn này, tác giả tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: Các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học và các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Trong nghiên cứu sơ bộ định tính: Tác giả tiến hành xây dựng các bảng hỏi để phỏng vấn nhóm chuyên gia và nhóm người lao động Các thông tin phỏng vấn sau khi thu thập sẽ được tổng hợp làm cơ sở cho việc đánh giá các khám phá, bổ sung, điều chỉnh các biến Ngoài ra, các thông tin thu thập được sẽ sử dụng để đo lường các vấn đề nghiên cứu, thiết kế bảng hỏi cho nghiên cứu định lượng tiếp theo

Trong nghiên cứu sơ bộ định lượng: Tác giả thực hiện thông qua phỏng vấn bằng hệ thống câu hỏi soạn sẵn để khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu nhằm hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu và hiệu chỉnh thang đo của các biến quan sát

Nghiên cứu chính thức: Sử dụng phương pháp định lượng thực hiện

nghiên cứu (tiến hành chọn mẫu, khảo sát bằng bảng câu hỏi) để phân tích độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích hồi quy và phân tích sự khác biệt T-TEST’s và ANOVA

Thống kê mô tả: thống kê mô tả cung cấp các chỉ số cơ bản của biến số với dữ liệu của mẫu nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu định lượng đều cần cung cấp các chỉ số thống kê mô tả để giúp người đọc hiểu về dữ liệu sử dụng Các chỉ số

và cách trình bày có thể khác nhau với biến định lượng và biến định danh Đối với các biến định danh, các nhà nghiên cứu thường cung cấp các chỉ số như tần suất, tỷ lệ phần trăm trong tổng số, giá trị trung vị, giá trị yếu vị

Ma trận hệ số tương quan: các biến số có tương quan với nhau, ma trận hệ số tương quan là một công cụ để giúp tác giả quan sát về mối tương quan của từng cặp biến Công đoạn này giúp tác giả nhận biết các hiện tượng bất thường hoặc đề phòng trường hợp đa cộng tuyến khi các biến độc lập có tương quan lớn

Phân tích nhân tố khám phá: đây là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát có liên quan với nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998) Kết quả phân tích nhân tố là cơ sở để tạo biến số cho các phân tích tiếp theo

Phân tích độ tin cậy của thang đo: cho phép xác định thuộc tính của thước đo mà chủ yếu là liệu các các mệnh đề/ câu hỏi của thước đo có thống nhất với nhau hay không Thông thường chỉ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên Phân tích độ tin cậy của thang đo thường được sử dụng cùng với phân tích nhân tố khám phá để quyết định các mệnh đề/câu hỏi cho từng thước đo

So sánh nhóm: kiểm định t-TEST’s được sử dụng để so sánh hai giá trị trung bình Thảo luận kết quả xử lý số liệu, so sánh các nghiên cứu trước đây- Đưa ra kết luận và đưa ra kiến nghị đối với Công ty

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH first solar việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w