Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 33 - 34)

Kế hoạch kiểm toán chi tiết phải được xây dựng căn cứ trên kế hoạch kiểm toán tổng quát để thực hiện các nội dung đã được xác định trong kế hoạch kiểm toán tổng quát, bằng cách chi tiết và cụ thể hơn các nội dung kiểm toán cho từng đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán chi tiết phải được lập và phê duyệt trước khi thực hiện kiểm toán tại mỗi đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi cuộc kiểm toán.

Để lập kế hoạch kiểm toán chi tiết theo yêu cầu trên, từ các thông tin tại kế hoạch kiểm toán tổng quát, KTV cần:

(i) Xác định các thông tin cần thu thập, bổ sung thêm để đáp ứng yêu cầu chi tiết và cụ thể hóa tại từng đơn vị.

(ii) Tiến hành thu thập thêmthông tin.

(iii) Xác định cách thức tiếp cận rủi ro đối với từng nội dung kiểm toán; thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán cụ thể; thời gian kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán; phân công công việc cho từng KTV.

Như vậy, kế hoạch kiểm toán của mỗi cuộc kiểm toán tuân thủ bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán và kế hoạch kiểm toán chi tiết.

- Kế hoạch kiểm toán tổng quát thông thường bao gồm những nội dung chính là mục tiêu kiểm toán; Phạm vi kiểm toán; Nội dung kiểm toán; Tiêu chuẩn đánh giá; Đánh giá rủi ro kiểm toán dự kiến; Xác định trọng yếu kiểm toán; Xác định phương thức tổ chức và lịch trình thực hiện cuộc kiểm toán…

- Kế hoạch kiểm toán chi tiết thường bao gồm: Mục tiêu kiểm toán chi tiết; Phạm vi kiểm toán; Nội dung kiểm toán chi tiết; Tiêu chuẩn đánh giá và căn cứ xây dựng tiêu chí kiểm toán; Rủi ro, trọng yếu kiểm toán và quy mô mẫu kiểm toán được xác định cho từng nội dung kiểm toán; Các phương pháp, thủ tục kiểm toán áp dụng cho từng nội dung kiểm toán. Kế hoạch chi tiết là căn cứ để các KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán chi tiết phải được ghi chép, lưu giữ và cần phải được câ ̣p nhâ ̣t, và có thể điều chỉnh khi cần thiết trong suốt quá trình kiểm toán.

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)