Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán báo cáo tài chính của doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 71 - 77)

CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

4.5.1 Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán báo cáo tài chính củadoanh nghiệp bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm

Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) là đưa ra ý kiến nhâ ̣n xét, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật trong lập và trình bày BCTC của DNBH, đồng thời, KTV cần phải xem xét đánh giá mô ̣t cách toàn diê ̣n về các đối tượng khác như quy trình kế toán, quy trình xử lý và luân chuyển chứng từ, quy trình ghi chép và phản ánh các hoạt đô ̣ng, tài sản vào trong các sổ sách và báo cáo kế toán khác. Ngoài ra, trong mô ̣t số loại thông tin, KTV còn phải đánh giá tính kinh tế, hiê ̣u lực, hiê ̣u quả của các hoạt đô ̣ng cũng như tính tuân thủ các chính sách quy định trong DNBH. Cụ thể gồm:

- Kiểm toán viên xác nhận BCTC của DNBH được lập ra có đảm bảo tính hợp thức, hợp lê ̣; tính tuân thủ pháp luâ ̣t liên quan và tính trung thực và hợp lý về tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trên các khía cạnh trọng yếu. Đồng thời chỉ rõ những tồn tại sai sót và đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.

- Đánh giá viê ̣c tuân thủ chính sách, chế đô ̣ liên quan đến hoạt đô ̣ng bảo hiểm cũng như công tác kế toán trong DNBH. Ngoài ra, khi cần thiết, KTV còn có thể đánh giá tính tuân thủ của mô ̣t số hoạt đô ̣ng, cá nhân, bô ̣ phâ ̣n… trong DNBH.

Viê ̣c xác định mục đích kiểm toán trên sẽ đảm bảo cho KTV đưa ra ý kiến nhâ ̣n xét toàn diê ̣n và đúng đắn về BCTC của DNBH được kiểm toán. Từ đó giúp KTV và đảm bảo được chất lượng và hiê ̣u quả kiểm toán. Ngoài ra, để đạt mục đích kiểm toán toàn diện các BCTC nói chung, tức là để đưa ra các ý kiến nhận xét và BCTC của đơn vị, KTV cần phải xác định và đạt được mục tiêu kiểm toán cụ thể cho từng bộ phận, khoản mục (nghiệp vụ và số dư) của các thông tin trên BCTC của DNBH.

Mục tiêu kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC của DNBH có thể khác nhau tuỳ theo quy định và yêu cầu quản lý cụ thể của từng DNBH, tuy nhiên về cơ bản tập trung vào việc kiểm tra, xem xét và đánh giá tính đầy đủ, thích hợp và chặt chẽ của quy trình thiết kế các quy chế, quy đinh và các thủ tục kiểm soát đã được xây dựng đối với từng loại nghiệp vụ của DNBH, đặc biệt là các biện pháp quản lý và phòng ngừa rủi ro trong quá trình hoạt động của DNBH như rủi ro nhận bảo hiểm, rủi ro tín dụng, rủi ro đầu tư, rủi ro vận hành, rủi ro thanh khoản, rủi ro lập dự phòng... Đồng thời cũng tập trung kiểm tra, giám sát việc xây dựng các quy trình nghiệp vụ của DNBH đối với từng loại hoạt động và sự tuân thủ quy trình xử lý các nghiệp vụ của các đơn vị, bộ phận trong doanh nghiệp đối với từng loại hoạt động như hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động giám định, hoạt động đầu tư; Kiểm tra việc thực hiện các giải pháp nhằm cải tiến quy chế, thủ tục kiểm soát và quy trình hoạt động của DNBH.

4.5.2 Các tiêu chuẩn đánh giá tính tuân thủ trong quá trình kiểm toán báo cáo tàichính của doanh nghiệp bảo hiểm chính của doanh nghiệp bảo hiểm

Các tiêu chuẩn đánh giá thường được KTV sử dụng để đánh giá khi thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC là:

- Hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách cả Nhà nước và của nội bộ DNBH, như Luật kinh doanh bảo hiểm, NĐ hướng dẫn các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp bảo hiểm….

- Các quy trình hoạt động đã được thiết lập trong DNBH như: quy trình hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm từ khâu khai thác, giám định tổn thất đến công tác bồi thường, đòi người thứ ba; Các qui tắc, điều khoản, biểu phí và hoa hồng bảo hiểm cả các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm trên cơ sở quy định chung của nhà nước và Tổng công ty; Các quy định liên quan đến việc lập và sử dụng các quĩ dự phòng của công ty; Công tác tổ chức nhân sự...

Kiểm toán viên cần kiểm tra và giám sát một cách độc lập đối với việc thực hiện các quy trình kiểm soát đã xây dựng trong quá trình vận hành các hoạt động, đánh giá xem trong thực tế các hoạt động diễn ra có tuân thủ theo đúng quy trình và hướng dẫn đã đề ra hay không? Có điểm nào của quy trình không phù hợp với thực tế, khó thực hiện không? Hay có điểm nào không được đơn vị thực hiện do cố tình và do không được kiểm soát chặt chẽ không? Và liệu thực tế các quy trình hoạt động có đảm bảo phòng ngừa được rủi ro hay không đề từ đó KTV sẽ có đánh giá yêu cầu Ban lãnh đạo đơn vị điều chỉnh, cải tiến. Kiểm toán viên cũng thực hiện quá trình kiểm tra, giám sát đối với công tác kế toán trong DNBH nhưng không phải với mục đích kiểm tra xác nhận số liệu BCTC, KTV chủ yếu đi vào đánh giá quy trình tổ chức thực hiện công tác kế toán như tổ chức hệ thống hồ sơ chứng từ và hạch toán ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, sổ kế toán tổng hợp và chi tiết; tổ chức hệ thống báo cáo kế toán; tổ chức quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán xem có đảm bảo khả năng ngăn ngừa rủi ro xảy ra đối với số liệu, thông tin tài chính, tài sản của DNBH và KTV có thể xem xét độ tin cậy đối với báo cáo kế toán quản trị ở mức độ nhất định theo phạm vi trách nhiệm được giao.

Tiêu chuẩn đánh giá này sẽ thay đổi theo từng từng nội dung và mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm toán tuân thủ

4.5.3 Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán báocáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán tuân thủ các DNBH, cần phải sử dụng kết hợp một cách linh hoạt các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán như: phỏng vấn, trao đổi giữa KTV và người quản lý đơn vị, quan sát, tham quan đơn vị, kiểm kê thực tế, kiểm tra hiện trường, kiểm tra tài liệu, xác nhận, nghiên cứu trường hợp điển hình, kiểm tra, đối chiếu, thực hiện các thủ tục tính toán, so sánh,

phân tích, tổng hợp, sử dụng ý kiến chuyên gia… hay các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá khác mà KTV xét thấy cần thiết phải tiến hành trong từng trường hợp cụ thể.

Vận dụng Kỹ thuật kiểm tra

Kiểm toán viên thực hiện việc rà soát lại, nghiên cứu các quy trình hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm từ khâu khai thác, giám định tổn thất đến công tác bồi thường, đòi người thứ ba; Các qui tắc, điều khoản, biểu phí và hoa hồng bảo hiểm cả các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm trên cơ sở quy định chung của nhà nước và Tổng công ty; Các quy định liên quan đến việc lập và sử dụng các quĩ dự phòng của công ty; Công tác tổ chức nhân sự... trên cơ sở đó kiểm tra các tài liệu để thu thập các bằng chứng kiểm toán chứng minh sự tuân thủ các quy định của Nhà nước cũng như văn bản, quy định nô ̣i bô ̣ của chính doanh nghiệp bảo hiểm đề ra.

Vận dụng Kỹ thuật quan sát

Kiểm toán viên thực hiện theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện, trong DNBH, việc quan sát quá trình thẩm định bồi thường, hay cấp đơn bảo hiểm là thủ tục không thể thiếu nhằm đảm bảo độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu được

Vận dụng Kỹ thuật điều tra

Kiểm toán viên thực hiện thu nhập các thông tin phù hợp từ những người am hiểu công việc ở trong và ngoài đơn vị được kiểm toán. Việc điều tra có thể tiến hành theo cách gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho KTV những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng cố các bằng chứng đã có. Tuy nhiên, kỹ thuật điều tra thường được sử dụng nhiều và phổ biến trong quá trình kiểm toán là kỹ thuật phỏng vấn.

Vận dụng Kỹ thuật xác nhận

Kiểm toán viên yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác minh lại các thông tin đã có trong các tài liệu kế toán của đơn vị. Việc xác minh thông tin từ khách hàng bảo hiểm hay đại lý bảo hiểm là thủ tục thường xuyên được các KTV sử dụng.

Tính toán là việc KTV kiểm tra độ chính xác về toán học của các nguồn tài liệu và ghi chép kế toán hoặc việc thực hiện các tính toán độc lập của KTV.

Vận dụng Kỹ thuật phân tích

Kiểm toán viên thực hiện phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.

Khi phát hiện những hành vi không tuân thủ pháp luật, KTV cần vận dụng xét đoán chuyên môn của mình trong từng trường hợp. Việc tìm nguyên nhân, đánh giá hậu quả gây ra là việc không thể thiếu, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, khi mà các hoạt động trục lợi bảo hiểm vẫn diễn ra thường xuyên với mức độ tinh vi ngày càng tăng.

Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán tuân thủ khi kiểm toán BCTC của DNBH cần phải sử dụng kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp kiểm toán sau: Phỏng vấn, trao đổi giữa KTV và người quản lý đối tượng được kiểm toán; quan sát, tham quan đơn vị, kiểm kê thực tế; kiểm tra hiện trường; xác minh; kiểm tra tài liệu; xác nhận, nghiên cứu trường hợp điển hình… kiểm tra, đối chiếu; thực hiện các thủ tục tính toán, so sánh, phân tích, tổng hợp; sử dụng chuyên gia; các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá khác mà KTV xét thấy cần thiết phải tiến hành trong từng trường hợp cụ thể, vận dụng xét đoán chuyên môn khi phát hiện những hành vi không tuân thủ pháp luật...

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

1. Làm rõ mục đích của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp SXKD?

2. Giải thích rõ, khi đánh giá tính tuân thủ trong cuộc kiểm toán BCTC của doanh nghiệp SXKD, KTV cần phải dựa vào những tiêu chuẩn chủ yếu nào?

3. Làm rõ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp SXKD và việc sử dụng các bằng chứng kiểm toán đó?

4. Làm rõ mục đích của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC của đơn vị hành chính sự nghiệp.

5. Giải thích rõ, khi đánh giá tính tuân thủ trong cuộc kiểm toán BCTC đơn vị hành chính sự nghiệp. KTV cần dựa vào những tiêu chuẩn chủ yếu nào ?

6. Làm rõ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC của đơn vị HCSN và việc sử dụng các bằng chứng kiểm toán đó.

7. Làm rõ mục đích của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB.

8. Giải thích rõ, khi đánh giá tính tuân thủ trong cuộc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB, KTV cần phải dựa vào những tiêu chuẩn chủ yếu nào?

9. Làm rõ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB và việc sử dụng các bằng chứng kiểm toán đó.

10. Làm rõ mục đích của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC của NHTM. 11. Giải thích rõ, khi đánh giá tính tuân thủ trong cuộc kiểm toán BCTC của NHTM, KTV cần phải dựa vào những tiêu chuẩn chủ yếu nào?

12. Làm rõ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC của NHTM và việc sử dụng các bằng chứng kiểm toán đó?

13. Làm rõ mục đích của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC của DNBH. 14. Giải thích rõ, khi đánh giá tính tuân thủ trong cuộc kiểm toán BCTC của DNBH, KTV cần phải dựa vào những tiêu chuẩn chủ yếu nào?

15. Làm rõ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tuân thủ trong cuộc kiểm toán BCTC của DNBH và việc sử dụng các bằng chứng kiểm toán đó?

CHƯƠNG 5

KIỂM TOÁN TUÂN THỦ TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

TÓM TẮT NỘI DUNG

Chương này đề cập đến các nội dung chủ yếu liên quan đến việc vận dụng kiểm toán tuân thủ trong quá trình kiểm toán các hoạt động cơ bản của đơn vị như hoạt động

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)