Đánh giá bằng chứng và hình thành kết luận

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 37)

Kiểm toán viên phải đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán thu thập được để giảm rủi ro kiểm toán đến một mức độ thấp có thể chấp nhận được. Việc đánh giá này bao gồm các xét đoán chuyên môn, hoài nghi nghề nghiệp cũng như các cân nhắc về sự hỗ trợ hoặc trái ngược của các bằng chứng kiểm toán với các thông tin liên quan đến nội dung kiểm toán.

Bằng chứng kiểm toán đã thu thập được đánh giá dựa trên các mức độ trọng yếu đã xác định để nhận diện các trường hợp không tuân thủ trọng yếu có thể xảy ra. Xác định mức độ quan trọng của các phát hiện phụ thuộc vào khái niệm trọng yếu như đã nêu ở trên. Các phát hiện trong kiểm toán tuân thủ phải được xem xét trong hoàn cảnh cụ thể.

Để đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp, KTV đánh giá dựa trên các bằng chứng thu thập được, có thể đảm bảo tương đối nội dung kiểm toán xét trên các khía cạnh trọng yếu là tuân thủ theo các tiêu chí đã xác định chứ không kỳ vọng phát hiện tất cả các trường hợp vi phạm tuân thủ, do các hạn chế tiềm tàng của một cuộc kiểm toán.

Kiểm toán viên cần cân nhắc một số yếu tố sau khi áp dụng xét đoán chuyên môn để xác định trường hợp không tuân thủ là trọng yếu như tầm quan trọng của các yếu tố định lượng liên quan đến không tuân thủ, các tình huống hoàn cảnh cụ thể của việc không tuân thủ, bản chất của việc không tuân thủ, nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ; ảnh hưởng và hậu quả mà việc không tuân thủ có thể gây ra, phạm vi ảnh hưởng và độ nhạy cảm của hành vi không tuân thủ, nhu cầu và kỳ vọng của các đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán khác, mức độ hoặc giá trị liên quan đến trường hợp không tuân thủ…

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)