Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán hoạt động cung ứng

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 82 - 83)

Hoạt động cung ứng được hiểu là hoạt động dùng tiền để mua hàng hóa đầu vào theo các mục tiêu cụ thể của từng hoạt động như mua nguyên vật liệu, hàng hóa, mua các dịch vụ bảo dưỡng, thầy khoán, tư vấn, phục vụ, mua các thiết bị công cụ dụng cụ... Hoạt động cung ứng tồn tại ở mọi loại hình tổ chức, đơn vị. Trong các đơn vị sản xuất, hoạt động cung ứng thường được tổ chức thành một bộ phận độc lập để đảm các đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh với mục tiêu tiết kiệm chi phí để gia tăng lợi nhuận. Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thể không tổ chức một bộ phận riêng biệt để thực hiện chức năng mua hàng nhưng việc mua hàng hóa đầu vào lại liên quan đến việc sử dụng ngân sách nhà nước nên thường phải nằm trong dự toán ngân sách nhà nước và phải có sự phê duyệt của cấp trên. Do đó, hoạt động cung ứng được coi là một hoạt động hay một chức năng cơ bản trong hoạt động chung của đơn vị.

Mục tiêu chung của hoạt động cung ứng là phải đáp ứng tốt nhất các hàng hóa đầu vào theo các mục tiêu cụ thể của đơn vị cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả và tính kịp thời của hàng hóa. Như vậy, sự tiết kiệm và hiệu quả của hoạt động cung ứng sẽ góp phần chung vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

hoặc giúp các đơn vị tiết kiệm nguồn lực đầu vào. Do đó, khi kiểm toán hoạt động cung ứng, KTV rất quan tâm xem xét tính kinh tế và tính hiệu quả của hoạt động cung ứng.

Quá trình cung ứng thường diễn ra các bước công việc như ước tính nhu cầu và hình thành đơn đặt hàng; xét duyệt nhu cầu; tìm kiếm thị trường với các nhà cung ứng; Lựa chọn nhà cung ứng chính thức; Ký kết hợp đồng mua bán; Theo dõi thực hiện đơn đặt hàng; Tiếp nhận hàng hóa; Thanh toán khoản phải trả. Như vậy, hoạt động cung ứng được thực hiện theo trình tự các bước công việc nhất định. Điều này thể hiện tính tổ chức và kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động cung ứng. Do đó, khi kiểm toán hoạt động cung ứng, KTV rất quan tâm xem xét tính hiệu lực quản trị nội bộ hoạt động cung ứng.

Mục tiêu kiểm toán hoạt động cung ứng là xem xét và đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực quản trị nội bộ của hoạt động cung ứng qua đó KTV xác định và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực của hoạt động cung ứng cho đơn vị được kiểm toán.

Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán hoạt động cung ứng, mục tiêu của kiểm toán tính tuân thủ trong kiểm toán hoạt động cung ứng là việc KTV xem xét, đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định của các cấp có thẩm quyền cũng như các quy định của nội bộ đơn vị liên quan đến hoạt động cung ứng, từ đó có thể đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp đơn vị tuân thủ tốt hơn pháp luật và các quy định này, góp phần nâng cao hiệu lực quản trị nội bộ, tính hiệu quả của hoạt động cung ứng.

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)