Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán báo cáo tà

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 68 - 71)

cáo tài chính của ngân hàng thương mại

Vận dụng Kỹ thuật nghiên cứu, kiểm tra tài liệu và đối chiếu

Kiểm toán viên thực hiện nghiên cứu các hồ sơ kiểm toán trước đó (các năm trước), đồng thời đề nghị tổ chức cung cấp bằng văn bản (hoặc files mềm) các tài liệu cần thu thập và sử dụng như: Điều lệ tổ chức và hoạt động, quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các chính sách, nội quy, quy định của đơn vị (nếu kiểm toán lần đầu) hoặc các thay đổi liên quan đến các nội dung trên (nếu đã kiểm toán); Các báo cáo kiểm toán, thanh tra, kiểm tra của năm hiện hành và các năm trước; Quyết định và văn bản ý kiến chỉ đạo của các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền đối với đơn vị; Quyết định giao đơn giá tiền lương của Liên Bộ; phê quyệt Quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của Bộ Tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), Ngân hàng phát triển (NHPT); Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Biên bản các cuộc họp của Hội đồng quản trị (hoặc Hội đồng quản lý), Ban điều hành (Ban

Tổng Giám đốc hoặc ban Giám đốc); Những cam kết với các cổ đông chiến lược, công ty con, công ty liên doanh, liên kết và các đơn vị, tổ chức có liên quan…

Kiểm toán viên cũng cần thu thập và kiểm tra các thông tin thông qua các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, Hiệp hội hoặc qua các kênh thông tin khác như mạng internet, báo chí... Trên cơ sở đó, thực hiện kiểm tra, đối chiếu các hướng dẫn cụ thể trong quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHTM với các quy định trong văn bản pháp quy; Đối chiếu các chính sách mà đơn vị ban hành liên quan đến từng loại nghiệp vụ cụ thể (như chính sách cho vay, chính sách huy động vốn, chính sách đầu tư…) để kiểm tra xem NHTM có tuân thủ các chính sách đã đề ra trong các hoạt động của mình không;

Kỹ thuật này đòi hỏi KTV thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua việc xem xét, rà soát, đối chiếu giữa các tài liệu, số liệu liên quan đến nhau, bao gồm đối chiếu trực tiếp (là việc đối chiếu về mặt lượng của cùng một chỉ tiêu trên các nguồn tài liệu khác nhau như các chứng từ kế toán... để tìm ra các sai sót gian lận và đối chiếu logic (là việc nghiên cứu các mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau thông qua việc xem xét mức biến động tương ứng về tỷ số của các chỉ tiêu có quan hệ kinh tế trực tiếp, song có thể cớ mức biến động khác nhau và có thể theo các hướng khác nhau). Hai phương pháp đối chiếu này thường được kết hợp chặt chẽ nhau trong quá trình kiểm toán

Vận dụng Kỹ thuật xác nhận

Kiểm toán viên thực hiện thu thập các bản xác nhận của những người có trách nhiệm hoặc liên quan đến công việc và nội dung kiểm toán ở trong hay ngoài đơn vị kiểm toán như xác nhận của người bán và người phải trả, xác nhận của khách hàng về số dư tiền gửi tại NHTM, xác nhận của người tạm ứng về số dư trên tài khoản tạm ứng... Khi thực hiện cần lưu ý không phải tất cả các đối tượng hoặc tình huống đều cần bằng chứng xác nhận, các xác nhận chủ yếu là các khoản phải thu, phải trả, tiền gửi NHTM, tài sản ký quỹ thế chấp...

Để các bằng chứng thu thập được thông qua kỹ thuật này có đủ độ tin cậy, KTV cần đảm bảo các yêu cầu như: Thông tin cần xác nhận phải theo yêu cầu của nhân viên kiểm toán nội bộ. Sự xác nhận phải thực hiện bằng văn bản; Sự độc lập của người xác

nhận thông tin; Nhân viên kiểm toán nội bộ phải kiểm soát được toàn bộ quá trình thu thập, xác nhận bằng chứng.

Vận dụng Kỹ thuật phỏng vấn

Kiểm toán viên trực tiếp tiếp xúc, phỏng vấn, trao đổi với các nhà quản lý, các cán bộ ở vị trí kiểm soát của từng loại nghiệp vụ cụ thể hay toàn bộ BCTC của NHTM

Vận dụng Kỹ thuật quan sát

Kiểm toán viên trực tiếp quan sát quá trình hoạt động kinh doanh tại Hội sở chính (hoặc Trụ trở chính) và một số đơn vị, chi nhánh trực thuộc: việc vận hành hoạt động kinh doanh; phân cấp quản lý kinh doanh và chi tiêu tài chính; việc thực hiện các hoạt động theo chỉ đạo của Hội sở chính; mức độ quản lý tập trung...

Vận dụng Kỹ thuật thực hiện lại

Đây là phương pháp tái diễn các hoạt động hay nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua, hoặc sử dụng thủ pháp kỹ thuật nghiệp vụ để tiến hành các phép thử nhằm xác định một cách khách quan chất lượng công việc, mức độ chi phí... Kiểm toán viên tiến hành thực hiện lại gồm thực hiện các quy trình thực nghiệm đã được xây dựng, thống kê, tính toán, đo lường các chỉ tiêu, thông số, kết quả của quá trình thực nghiệm và so sánh số liệu, thông tin được rút ra từ thực nghiệm với các số liệu thông tin trong sổ sách, chứng từ... tìm ra các sai lệch giữa hai loại số liệu và thông tin trên. Các công việc sau thực nghiệm là phân tích và tìm nguyên nhân những sai lệch giữa số liệu, thông tin giữa thực nghiệm và sổ sách, kết luận về những số liệu, thông tin đảm bảo chính xác trên sổ sách hoặc mở rộng, điều chỉnh phương pháp kiểm toán để tìm nguyên nhân hoặc kết luận về những sai sót, vi phạm của đơn vị liên quan đến những sai lệch trên sổ sách, chứng từ.

Kiểm toán viên sẽ thực hiện đối chiếu trên các sổ sách kế toán, đối chiếu trên sổ kế toán với số liệu kiểm kê thực tế, đối chiếu trên số kế họach với thực hiện, đối chiếu trên số định mức với thực tế, đối chiếu trên quyết định với thực hiện .

Vận dụng Kỹ thuật phân tích

Kiểm toán viên thực hiện phân tích số liệu tổng hợp để kiểm tra xem hoạt động kinh doanh của NHTM có đảm bảo các giới hạn và tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt

động theo quy định của pháp luật và của NHTM không. Kỹ thuật này là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động, để phát hiện ra những thay đổi trọng yếu, những biến động bất thường và tìm ra các mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến, tìm ra những khoản mục, nội dung có rủi ro lớn. Phương pháp này có hiệu quả cao vì thời gian ít, chi phí thấp mà nhiều tác dụng. Kỹ thuật phân tích thường được các nhân viên kiểm toán nội bộ cấp cao tiến hành và thường là kỹ thuật được áp dụng đầu tiên cho mọi cuộc kiểm toán. Trong một số trường hợp, KTV có thể chỉ cần áp dụng phương pháp phân tích là đã có thể rút ra những nhận xét cần thiết mà không cần áp dụng thêm thủ tục kiểm toán nào khác. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng phương pháp phân tích trong trường hợp hệ thống KSNB đơn vị yếu kém.

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)