Thực hiê ̣n lại là viê ̣c KTV thực hiê ̣n mô ̣t cách đô ̣c lâ ̣p các thủ tục hoă ̣c các kiểm soát đã được đơn vị thực hiê ̣n trước đó như mô ̣t phần kiểm soát nô ̣i bô ̣ của đơn vị. Kỹ thuật này là việc tái diễn lại một hoạt động, một quá trình nhằm thu thập những thông tin làm cơ sở để so sánh đối chiếu với kết quả của những hoạt động được kiểm toán. Nếu phải thực hiện lại các vấn đề có chuyên môn kỹ thuật cao thì cần có sự hỗ trợ của chuyên gia.
Kỹ thuật thực hiện lại được áp dụng nhằm các mục tiêu xác minh lại kết quả của một hoạt động, một quá trình đã diễn ra; Đo lường, đánh giá những nhân tố tác động đến một hoạt động hoặc một kết quả của hoạt động.
Kỹ thuật thực hiện lại là kỹ thuật rất hữu ích, giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao, song thường tốn kém thời gian và chi phí, vật chất nên chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt.
Trên cơ sở các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, khi phát hiện những hành vi không tuân thủ pháp luật (Hoặc nghi ngờ dựa trên những bằng chứng nhất định), KTV cần tập hợp các bằng chứng, thu thập giải trình của nhà quản lý đơn vị để hình thành hồ sơ và tiến hành thảo luận với lãnh đạo các đơn vị để làm rõ tính chất, hoàn cảnh, điều kiện, nguyên nhân phát sinh sai phạm; Phạm vi, quy mô của sai phạm…
Kiểm toán viên cũng cần phân tích, đánh giá hậu quả của những sai phạm và ảnh hưởng của nó đến BCTC và kết quả hoạt động của đơn vị. Trường hợp lãnh đạo đơn vị không cung cấp đầy đủ thông tin chứng minh tuân thủ pháp luật và các quy định thì KTV phải đưa ra những đánh giá, kết luận của mình hoặc trao đổi với các cơ quan chức năng có liên quan hoặc các chuyên gia tư vấn pháp luật để đưa ra những kết
luận. Hoặc trường hợp không thể thu thập thông tin để chứng minh sự không tuân thủ của đơn vị, KTV phải xem xét ảnh hưởng của việc thiếu bằng chứng và trình bày rõ trong báo cáo kiểm toán.
Để thu thập được các bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy và sức thuyết phục cao, KTV cần sử dụng kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng phù hợp trong điều kiện của từng cuộc kiểm toán tuân thủ cụ thể.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
1. Nêu nội dung và các bước công việc của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán? Vận dụng các bước công việc này vào cuộc kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC như thê nào?
2. Nêu trình tự và nội dung các bước công việc thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tuân thủ? Lấy ví dụ vào việc thực hiện 1 cuộc kiểm toán cụ thể?
3. Nêu trình tự và nội dung các bước công việc của giai đoạn kết thúc kiểm toán? Vận dụng vào một cuộc kiểm toán cụ thể?
4. Nêu trình tự và nội dung các bước công việc của giai đoạn kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán? Vận dụng các bước công việc này vào cuộc kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán của KTVNN như thế nào?
5. Nêu nội dung cơ bản của kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán chi tiết? Cần thu thập tài liệu gì để xây dựng được các kế hoạch này?
6. Nêu các kỹ thuật mà KTV có thể sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán khi thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ?
7. Nêu các loại ý kiến kiểm toán mà KTV có thể đưa ra khi thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ?
8. Nêu các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà KTV thường sử dụng trong cuộc kiểm toán tuân thủ?
CHƯƠNG 4
KIỂM TOÁN TUÂN THỦ TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TÓM TẮT NỘI DUNG
Trong chương này đề cập các nội dung chủ yếu liên quan đến việc vận dụng kiểm toán tuân thủ kết hợp trong kiểm toán BCTC của những loại hình doanh nghiệp hay đơn vị phổ biến, gồm doanh nghiệp SXKD, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các ngân hàng thương mại; các doanh nghiệp bảo hiểm và trong kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB. Cụ thể đề cập đến các vấn đề chủ yếu sau đây:
Mục tiêu cụ thể của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC
Các tiêu chuẩn đánh giá việc tuân thủ trong quá trình kiểm toán BCTC
Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tuân thủ trong quá trình kiểm toán BCTC
---