Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 60 - 62)

CỦA CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

4.2.1 Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán báo cáo tài chính của cácđơn vị hành chính sự nghiệp đơn vị hành chính sự nghiệp

Các đơn vị hành chính sự nghiệp trong phạm vi nghiên cứu của phần này chủ yếu là các đơn vị hoạt động dựa vào nguồn vốn ngân sách cấp, như các cấp hành chính từ trung ương đến địa phương và các Bộ, Ngành của Nhà nước. Báo cáo tài chính phổ biến của các đơn vị này là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thu Ngân sách, Báo cáo chi Ngân sách (báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách), Mục tiêu kiểm toán BCTC của đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu là kiểm tra và xác nhận về mức độ trung thực, hợp lý

của BCTC do đơn vị hành chính sự nghiệp lập ra; đồng thời đề xuất kiến nghị về việc xử lý và quản lý thu chi ngân sách tại đơn vị. Trong việc kiểm toán BCTC của đơn vị hành chính sự nghiệp, có nội dung xem xét đánh giá đối với đơn vị được kiểm toán trong việc chấp hành pháp luật và các quy định của Nhà nước, đặc biệt là các quy định liên quan đến quản lý nguồn vố, tài sản của Nhà nước tại đơn vị và việc thu, chi, sử dụng ngân sách.

Hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp phải tuân thủ pháp luật và những quy định của cơ quan quản lý Nhà nước; Đồng thời, phải tuân thủ các quy chế do bản thân đơn vị xây dựng và ban hành, trong khuôn khổ pháp luật cho phép (quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của các bộ phận hay cá nhân có liên quan đối với việc chấp hành pháp luật và quy định trong quá thu, chi ngân sách, quản lý và sử dụng nguồn vốn và tài sản Nhà nước tại đơn vị và các quy định cụ thể về việc xử lý kế toán, tổng hợp thông tin lập BCTC). Bởi vậy, mục tiêu của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán BCTC của các đơn vị hành chính sự nghiệp chủ yếu nhằm xem xét, đánh giá đơn vị trong việc tuân thủ pháp luật và các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước và quy định của chính bản thân đơn vị đã đề ra.

4.2.2 Các tiêu chuẩn đánh giá tính tuân thủ trong quá trình kiểm toán BCTC

Trong hoạt động của mình, các đơn vị hành chính sự nghiệp phải tuân thủ pháp luật Nhà nước nói chung, đặc biệt là Luật Ngân sách và các quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, quy định về quản lý thu, chi Ngân sách… Cũng tương tự như đối với các doanh nghiệp, các quy định pháp luật về lĩnh vực quản lý, sr dụng tài sản Nhà nước và thu, chi Ngân sách được thiết lập để ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của đơn vị trong quá trình hoạt động và cũng tác động nhất định đến hoạt động tài chính trong đơn vị. Bởi vậy, các quy định pháp luật về lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và thu, chi Ngân sách là một loại tiêu chuẩn (hay căn cứ) để đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán BCTC của các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Để quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động, các đơn vị thường thiết lập và ban hành những quy định (quy chế, tập trung rõ nhất là việc thiết lập và duy trì hoạt động KSNB đơn vị. Hoạt động KSNB của đơn vị hành chính sự nghiệp cũng là yếu tố chủ yếu đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật và các quy định tại đơn vị. Việc thiết lập

và vận hành hoạt đông này phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản và những quy định cụ thể về chức năng, trách nhiệm, nội dung và trình tự các công việc kiểm soát, tương tự như ở các doanh nghiệp. Bởi vậy, để đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các quy định của doanh nghiệp, cần phải thông qua việc xem xét, đánh giá việc thiết lập và duy trì hoạt động KSNB của đơn vị được kiểm toán. Do đó, trong trường hợp này, các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB và các quy định cụ thể về chức năng, trách nhiệm, nội dung và trình tự các công việc kiểm soát cũng chính là tiêu chuẩn đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hoạt động KSNB (đối với việc đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định).

Quá trình xử lý hạch toán các nghiệp vụ và lập BCTC, đơn vị phải tuân theo những quy định nhất định, cơ bản tương tự như đối với doanh nghiệp (đã nêu ở mục 4.1.2). Để xem xét đánh giá về tính trung thực, hợp lý của thông tin tài chính và BCTC, thì việc xem xét, đánh giá về sự tuân thủ các quy định của các nhà quản lý và đánh giá sự tuân thủ các quy định chuyên môn của cán bộ tài chính kế toán trong đơn vị là một nội dung lớn trong kiểm toán đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Do đó, các quy định về chức năng phê chuẩn, các chuẩn mực, chế độ kế toán cụ thể và các quy định pháp lý có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán là các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể để thực hiện kiểm toán tuân thủ kết hợp chặt chẽ và không thể thiếu, ngay trong kiểm toán BCTC.

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)