Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 77 - 80)

marketing. Cụ thể đề cập đến các vấn đề chủ yếu sau đây:

 Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán từng loại hoạt động cơ bản;

 Các tiêu chuẩn để đánh giá việc tuân thủ trong kiểm toán từng hoạt động;

 Phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tuân thủ và việc sử dụng bằng chứng kiểm toán.

---

5.1. KIỂM TOÁN TUÂN THỦ TRONG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝVÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC

5.1.1. Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán hoạt động quản lý và sửdụng nhân lực dụng nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động của đơn vị. Nguồn nhân lực được sử dụng trong mọi hoạt động của đơn vị từ hoạt động cung ứng, hoạt động sản xuất, hoạt động bán hàng, marketing, hoạt động thu chi, thanh toán. Việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong đơn vị ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh hoặc đến việc đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ được giao của các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Việc quản lý và sử dụng nhân lực ở đơn vị diễn ra ở hai cấp độ là: (1) Các hoạt động của phòng tổ chức nhân sự và (2) Các hoạt động của nhà quản lý cấp cao sử dụng phòng tổ chức nhân sự trong việc thúc đẩy sự phát triển của đơn vị, có thể gọi tắt là phát triển đơn vị.

Các hoạt động của phòng tổ chức nhân sự đề cập đến các chức năng và trách nhiệm của phòng tổ chức nhân sự gồm: Lập kế hoạch về nhân sự; tuyển dụng; bố trí nhân sự; đào tạo và phát triển; đánh giá hoạt động; chính sách lương, khen thưởng và phúc lợi; các quan hệ lao động và tư vấn cho người lao động; y tế và bảo hộ lao động; tuân thủ các quy định pháp lý về lao động; các hoạt động hành chính.

Các hoạt động phát triển đơn vị đề cập đến các chức năng quản lý nhân sự của những nhà quản lý cấp cao có ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp, gồm: Việc giới thiệu, thiết lập, tăng cường và phổ biến một cách có chủ định và hợp lý những thay đổi để cải tiến tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực của hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực nói riêng và sức mạnh của đơn vị nói chung.

Mục tiêu kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực là xem xét, đánh giá các chức năng của hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực ở cả hai cấp độ từ đó KTV sẽ đánh giá việc thiết kế và hoạt động của các chức năng này từ đó xác định và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực tại đơn vị.

Phù hợp với mục tiêu nêu trên, mục tiêu kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực là việc xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật và các quy định của các cấp có thẩm quyền cũng như các quy định của nội bộ đơn vị liên quan đến việc quản lý và sử dụng nhân lực, từ đó có thể đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp đơn vị tuân thủ tốt hơn pháp luật và các quy định này để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong đơn vị được kiểm toán.

5.1.2. Các tiêu chuẩn đánh giá tính tuân thủ trong kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực

Tiêu chuẩn đánh giá kiểm toán tuân thủ trong kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực chính là các quy định cụ thể của pháp luật và các quy định của các cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan chuyên môn hoặc của đơn vị đề ra mà đơn vị cần tuân thủ trong quá trình quản lý và sử dụng nhân lực. Trong đó:

- Pháp luật và các quy định của các cấp có thẩm quyền ban hành về quản lý và sử dụng lao động như: Bộ Luật lao động; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật công đoàn; Luật cán bộ, công chức…Quốc hội ban hành; Các Lệnh, quyết định về lao động, tiền lương

của Chủ tịch nước; Các nghị định về lao động, tiền lương của Chính phủ; Các quyết định về lao động, tiền lương của Thủ tướng chính phủ; các thông tư hướng dẫn về lao động, tiền lương của Bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang bộ…

- Các quy định về quản lý và sử dụng lao động của bản thân đơn vị: là các quy định do thủ trưởng, lãnh đạo đơn vị được kiểm toán đề ra nhằm phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng lao động của đơn vị trên cơ sở các quy định của pháp luật và quy định của các cấp có thẩm quyền như: Các quy định về tuyển dụng nhân sự; các quy định về đào tạo và phát triển nhân sự; các quy định về đánh giá năng lực nhân sự trong đơn vị; các chính sách về tiền lương, khen thưởng và phúc lợi; các chính sách y tế và bảo hộ lao động…

Dựa trên các tiêu chuẩn này, trong quá trình đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng nhân lực, KTV sẽ đánh giá xem đơn vị được kiểm toán có tuân thủ các tiêu chuẩn nêu trên khi thực hiện các chức năng quản lý và sử dụng nhân sự ở cả cấp độ phòng tổ chức nhân sự và cấp độ phát triển đơn vị mình hay không.

Ví dụ ở cấp độ phòng tổ chức nhân sự, KTV xem xét các vấn đề sau:

+ Quá trình tuyển dụng nhân sự của phòng tổ chức nhân sự có đảm bảo tuân thủ quy định về tuyển dụng nhân sự mà đơn vị đã ban hành không?

+ Phòng tổ chức nhân sự có triển khai các kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự của đơn vị lập ra không?

+ Phòng tổ chức nhân sự có triển khai việc đánh giá năng lực nhân sự theo quy định mà cấp trên và đơn vị đề ra không?

+ Phòng tổ chức nhân sự có đảm bảo các chính sách về tiền lương, khen thưởng và phúc lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật và các thỏa ước lao động tập thể của đơn vị hay không?

Ở cấp độ phát triển đơn vị, do việc đánh giá phát triển đơn vị tập trung vào các kết quả của đơn vị thông qua việc xem xét năng suất lao động, độ thỏa mãn (của nhân viên, của khách hàng và cộng đồng) và tính linh hoạt của doanh nghiệp. Do đó khi xem xét tính tuân thủ khi xem xét hiệu quả quản lý và sử dụng nhân lực ở cấp độ phát triển doanh nghiệp, KTV có thể xem xét các vấn đề sau:

+ Đơn vị đã ban hành các quy định về quản lý và sử dụng nhân lực (các quy định về tuyển dụng; đào tạo và phát triển; các quy định về tiền lương, khen thưởng, phúc lợi…) để làm cơ sở cho đơn vị thực hiện chưa?

+ Các quy định về quản lý và sử dụng nhân lực mà đơn vị đã ban hành có đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật và quy định của các cấp có thẩm quyền không?

+ Đơn vị đã ban hành chuẩn mực về năng suất lao động để làm căn cứ cho các bộ phận thực hiện chưa? Đơn vị có các phương pháp đo lường hoạt động theo chuẩn mực về năng suất lao động không? Các chuẩn mực về năng suất lao động có khả thi không?

+ Xem xét các hiện tượng vắng mặt không có lý do, tình trạng thôi việc, sự chậm trễ và bất bình của người lao động trong đơn vị như thế nào… qua đó đánh giá được việc chấp hành các quy định của người lao động trong đơn vị…

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)