Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tuân thủ trong quá trình kiểm toán

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 58 - 60)

toán báo cáo tài chính

Trên cơ sở các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán cơ bản của kiểm toán tuân thủ, trong quá trình kiểm toán BCTC, để đánh giá mức độ tuân thủ của đơn vị được kiểm toán, KTV có thể vận dụng các kỹ thuật kiểm toán như: phỏng vấn, nghiên cứu, kiểm tra tài liệu, quan sát, trao đổi… Một số ít các kỹ thuật được áp dụng riêng rẽ, còn hầu hết các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán kết hợp ngay trong kiểm toán BCTC.

Vận dụng Kỹ thuật phỏng vấn

Thông thường, KTV thực hiện phỏng vấn lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp của đơn vị để biết các thông tin khái quát chung về quan điểm của lãnh đạo đơn vị trong việc chấp hành Luật và các quy định của các cấp có thẩm quyền trong quá trình xây dựng và ban hành các quy chế, quy định trong đơn vị (đặc biệt là đối với KSNB) và quản lý, điều hành các hoạt động trong đơn vị như thế nào? Liệu có theo đúng quy định pháp lý liên quan hay không? Phỏng vấn các cá nhân có liên quan để có được thông tin (bằng chứng) về thực hiện công việc cụ thể của họ. Hoặc KTV yêu cầu đơn vị giải trình về các quy định và thủ tục nội bộ của đơn vị liên quan đến việc tuân thủ pháp luật và những quy định; trong đó, đặc biệt là các quy định trực tiếp liên quan đến tài chính, kế toán.

Vận dụng Kỹ thuật nghiên cứu, kiểm tra tài liệu

Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra trực tiếp các tài liệu như: Hợp đồng mua, bán hàng, hóa đơn, chứng từ, sổ sách hạch toán, báo cáo kế toán chi tiết, báo cáo tài chính và các tài liệu ghi chép khác của đơn vị… để có được bằng chứng về việc phê chuẩn, về tính hợp pháp và đúng đắn của thông tin, về sự tuân thủ các quy định của chế độ kế toán, nguyên tắc kế toán hay tuân thủ các quy định pháp lý về tài chính, kế toán có liên quan. Ví dụ: Kiểm tra các hợp đồng, các chứng từ sẽ đánh giá được hình thức và nội dung của hợp đồng, của chứng từ có tuân thủ quy định về thiết lập loại hợp đồng hay chứng từ tương ứng hay không; Hay kiểm tra BCTC để biết được hình thức và nội dung của BCTC do doanh nghiệp lập ra có tuân thủ chế độ BCTC hay không, các

thông tin trình bày trên BCTC có phù hợp với những quy định pháp lý có liên quan hay không.

Bên cạnh đó, KTV cũng cần thực hiện nghiên cứu chi tiết các tài liệu về nguyên tắc tổ chức, các quy trình, quy tắc, quy chế trong hoạt động của đơn vị, của từng bộ phận của đơn vị cũng như đối với các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Ví dụ: nghiên cứu các quy chế về KSNB; nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn quy trình nghiệp vụ của từng phần hành kế toán... để có bằng chứng về sự thiết kế các bước kiểm soát, tính đầy đủ và chặt chẽ của các quy chế - là cơ sở đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật và các quy định tại doanh nghiệp.

Vận dụng Kỹ thuật quan sát

Kiểm toán viên trực tiếp quan sát để thu thập bằng chứng về việc tuân thủ các quy định trong quá trình thực hiện công việc của các khâu ở doanh nghiệp. Ví dụ: quan sát quá trình thực hiện kiểm kê tài sản để có bằng chứng về việc thực hiện các quy định về trình tự và nội dung kiểm kê mà đơn vị đã ban hành; quan sát quá trình xuất, nhập hàng tồn kho để có bằng chứng về việc thực hiện trình tự, thủ tục kiểm soát trong xuất, nhập hàng tồn kho có đúng với quy định về kiểm soat đơn vị đã đề ra hay không.

Vận dụng Kỹ thuật trao đổi

Kiểm toán viên thực hiện trao đổi với các nhà tư vấn luật pháp hoặc các cơ quan chức năng để xác định và đánh giá mức độ tuân thủ tại đơn vị đối với những quy định của pháp luật và của các cấp có thẩm quyền, ví dụ như cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính… Ngoài ra, KTV cũng có thể trao đổi với lãnh đạo đơn vị về pháp luật và các quy định có ảnh hưởng trọng yếu và trực tiếp đến các mặt hoạt động của đơn vị và tính hợp lý hay không của các quy định này.

Khi phát hiện những hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định (hoặc nghi ngờ dựa trên những bằng chứng nhất định) KTV cần thu thập bằn chứng thông qua việc vận dụng các kỹ thuật kiểm toán trên thông qua các thủ tục kiểm toán. Sau đó, KTV cần tập hợp các bằng chứng đã có, thu thập giải trình của nhà quản lý đơn vị để hình thành hồ sơ và tiến hành thảo luận với lãnh đạo các đơn vị để làm rõ tính chất, hoàn cảnh, điều kiện, nguyên nhân phát sinh sai phạm; phạm vi, quy mô của sai

phạm…từ đó phân tích, đánh giá hậu quả của những sai phạm và ảnh hưởng của nó đến BCTC và kết quả hoạt động SXKD của đơn vị. Trường hợp lãnh đạo đơn vị không cung cấp đầy đủ thông tin chứng minh tuân thủ pháp luật và các quy định thì KTV phải đưa ra những đánh giá, kết luận của mình hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn pháp luật để đưa ra những kết luận. Trường hợp không thể thu thập thông tin để chứng minh sự không tuân thủ của đơn vị, KTV phải xem xét ảnh hưởng của việc thiếu bằng chứng đến ý kiến nhận xét sẽ đưa ra đối với BCTC.

Hầu hết các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nói trên, không chỉ sử dụng trong kiểm toán tuân thủ, mà còn sử dụng trong kiểm toán BCTC, với mục tiêu thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp, có liên quan đến các thông tin tài chính. Trên thực tế, khi kiểm toán BCTC sẽ kết hợp các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán cả về kiểm toán tuân thủ và cả về tính đúng đắn, chính xác của các số liệu kế toán. Các bằng chứng thu thập được từ việc kết hợp sử dụng các phương pháp kỹ thuật nói trên mới đủ để KTV xem xét, đánh giá và xác minh cho các cơ sở dẫn liệu (CSDL) của quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các CSDL của việc tính toán, tổng hợp số dư hay số lũy kế các tài khoản khi trình bày lên BCTC.Nói cách khác, bằng chứng kiểm toán tuân thủ là một bộ phận bằng chứng kiểm toán, kết hợp với các bằng chứng kiểm toán liên quan khác làm cơ sở đầy đủ, vững chắc và thuyết phục để KTV đưa ra đánh giá, két luận thỏa đáng đối với thông tin tài chính và BCTC của đơn vị được kiểm toán.

Một phần của tài liệu Bài giảng kiểm toán tuân thủ ths đậu ngọc châu và ts vũ thị phương liên (đông chủ biên) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)