Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 54)

8. Kết cấu Luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn

người dân tộc thiểu số của trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

Chúng ta đều biết: Quản lý đào tạo nghề là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng trong và ngoài cơ sở đào tạo nghề một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm tổ chức và phối hợp các hoạt động của các lực lượng này, sử dụng đúng đắn các nguồn lực và phương tiện thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo người lao động nông thôn người dân tộc thiểu số trở thành người lao động có tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động trong quá trình đổi mới nền kinh tế và trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong q trình xây dựng nơng thơn mới, nơng thơn kiểu mẫu.

Quá trình quản lý đào tạo nghề vì vậy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới những có thể khái quát lại ở hai dạng:

Một là: Các yếu tố bên trong nội bộ Trung tâm GDNN-GDTX đó là: Cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật, nội dung chương trình đào tạo nghề, đội ngũ giáo viên và chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực quản lý của cán bộ, công nhân viên chức của trung tâm và sau cùng là chất lượng của lực lượng học viên tham gia các lớp đào tạo nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hai là: Các yếu tố bên ngoài Trung tâm GDNN-GDTX phải kể đến:

- Chính sách vĩ mơ của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình đào tạo nghề cả về quy mơ, cơ cấu và chất lượng. Chính sách quản lý vĩ mơ của Nhà nước ảnh hưởng tới đào tạo nghề thể hiện ở các khía cạnh sau.

+ Khuyến khích hoặc kìm hãm việc huy động các nguồn lực để phát triển và cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

+ Trong quản lý đào tạo nghề, chất lượng là vấn đề bức xúc được cả người lao động, xã hội quan tâm, trong khi đó bộ phận kiểm định chất lượng đào tạo để kiểm định tại cơ sơ đào tạo và chương trình đào tạo chưa mang tính bắt buộc, hiện tại là đăng ký kiểm định sau khi đã tự kiểm định.

+ Các chính sách về lao động việc làm, chế độ tiền lương của lao động sau khi học nghề.

+ Chính sách đối với giáo viên dạy nghề, học viên học nghề, đặc biệt là học viên người dân tộc thiểu số.

+ Các quy định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động, quan hệ giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở sản xuất.

Các chính sách quản lý vĩ mơ tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình tổ chức đào tạo và đầu ra của các trung tâm dạy nghề. Có yếu tố tác động trực tiếp, có những yếu tố tác động gián tiếp qua mơi trường, rồi môi trường tác động đến đào tạo nghề.

- Môi trường kinh tế - xã hội: Môi trường KT-XH và đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trước hết, đó là quan hệ cung - cầu. Nhiệm vụ chủ yếu của đào tạo nghề là cung cấp lực lượng lao động có kỹ năng nghề, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, có tác phong cơng nghiệp, có sức khỏe cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Lực lượng lao động này phải đáp ứng cả về chất, về số lượng, cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ phù hợp với phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Do đó đào tạo nghề phải gắn với việc làm của xã hội nếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn khơng thì hiện tượng mất cân đối vừa thừa, vừa thiếu lao động có tay nghề như hiện nay là không thể tránh khỏi.

Mặt khác đào tạo nghề và môi trường kinh tế -xã hội còn là mối quan hệ nhân quả, kinh tế - xã hội càng phát triển thì khả năng đầu tư của Nhà nước và xã hội cho đào tạo nghề càng tăng, xã hội càng quan tâm đến đào tạo nghề hơn, càng tạo mọi cơ hội và môi trường thuận lợi cho đào tạo nghề phát triển. Nhờ vậy đào tạo nghề càng có đủ điều kiện để đào tạo người lao động có chất lượng. Nhân lực có chất lượng tốt sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Ngược lại đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển dẫn đến việc đầu tư của Nhà nước và xã hội cho đào tạo nghề thấp, dân đến chất lượng lao động được đào tạo ra thấp nên năng xuất lao động thấp hiệu quả thấp không thúc đẩy được sự phát triển king tế - xã hội, kinh tế - xã hội chậm phát triển kéo theo chất lượng cuộc sống của con người thấp ít được cải thiện. Cứ như thế nhân tố nọ kéo nhân tố kia xuống trong vịng xốy luẩn quẩn.

Tiểu kết chương 1

Quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở Trung tâm GDNN-GDTX là bộ phận hữu cơ của quả lý đào tạo và quản lý nhà trường nói chung.

Mục tiêu của Đảng và Nhà nước là phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó trước hết phải thực hiện được cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Do vậy việc tăng cường đào tạo nghề cho lao động nơng thơn người DTTS có ý nghĩa quyết định trong việc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn để xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu.

Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người DTTS ở Trung tâm GDNN-GDTX là một bộ phận hữu cơ của quản lý đào tạo và quản lý nhà trường nói chung. Quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người DTTS cũng phải tuân thủ theo các quy định chung về quản lý dạy học, quản lý đào tạo nghề tại các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn trường, tại các cơ sở giáo dục. Điều khác biệt ở đây là được giới hạn ở Trung tâm GDNN-GDTX và các hoạt động thực hành mang tính chun mơn nghề nghiệp. Do q trình đào tạo nghề cho lao động nơng thôn người DTTS ở Trung tâm GDNN-GDTX có đặc điểm, đặc thù riêng nên cơng tác quản lý q trình đào tạo nghề cũng cần đảm bảo những yếu tố đặc biệt phù hợp với nó.

Nội dung chủ yếu của quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người DTTS là: Quản lý công tác tuyển sinh, quản lý chương trình đào tạo nghề, quản lý hoạt động dạy và học nghề, quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo nghề, quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.

Quản lý đào tạo nghề cho lạo động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm GDNN-GDTX chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong và ngoài trung tâm cụ thể như sau:

Một là: Các yếu tố bên trong nội bộ Trung tâm GDNN-GDTX đó là: Cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật, nội dung chương trình đào tạo nghề, đội ngũ giáo viên và chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực quản lý của cán bộ, công nhân viên chức của trung tâm và sau cùng là chất lượng của lực lượng học viên tham gia các lớp đào tạo nghề.

Hai là: Các yếu tố bên ngồi Trung tâm GDNN-GDTX phải kể đến:

- Chính sách vĩ mơ của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới q trình đào tạo nghề cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng.

- Môi trường kinh tế - xã hội: Môi trường KT-XH và đào tạo nguồn nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trước hết, đó là quan hệ cung - cầu. Nhiệm vụ chủ yếu của đào tạo nghề là cung cấp lực lượng lao động có kỹ năng nghề, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, có tác phong cơng nghiệp, có sức khỏe cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN PHÚ BÌNH,

TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 54)