Đánh giá chung về đào tạo nghề ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 74 - 77)

8. Kết cấu Luận văn

2.3. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số

2.3.6. Đánh giá chung về đào tạo nghề ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục thường xuyên huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Qua khảo sát thực trạng và phân tích cơng tác quản lý hoạt động dạy nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình, có thể rút ra nhận định về một số ưu điểm, nhược điểm về công tác quản lý, chỉ đạo trong thực hiện công tác đào tạo nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cụ thể như sau:

- Ưu điểm:

+ Trung tâm GDNN-GDTX đã xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình dạy nghề cho lao động nơng thơn người dân tộc thiểu số sát với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn người dân tộc thiểu số huyện Phú Bình. Xây dựng kế hoạch dạy nghề hàng năm đảm bảo đúng kế hoạch tỉnh giao; chủ động, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào chương trình, nội dung dạy nghề.

+ Trung tâm đã xây dựng chương trình dạy nghề đảm bảo dựa trên chương trình khung của Tổng cục Dạy nghề; Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Lao động thương binh & Xã hội chủ động biên soạn giáo trình và đưa vào giảng dạy phù hợp với trình độ của người lao động nông thôn người DTTS và thực tế của huyện. + Đã chủ động, tích cực trong việc xây dựng chương trình dạy nghề (xác định được 09 nghề cần thiết, phù hợp với huyện Phú Bình) và đã được Sở lao động - TB&XH tỉnh Thái Nguyên cấp phép dạy các nghề: Trồng và nhân giống nấm, sử dụng thuốc thú y trong trăn nuôi, ni và phịng trị bệnh cho lợn, ni và phòng trị bệnh cho gà, trồng rau an tồn, kỹ thuật gia cơng bàn ghế, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y, may công nghiệp, hàn điện.

- Nhược điểm:

+ Việc tuyên truyền vận động, tư vấn nghề nghiệp cho người lao động, nhất là hộ gia đình nghèo chưa thường xuyên và hiệu quả. Học viên sau khi học nghề đều được giới thiệu việc làm, tuy nhiên do ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ, nên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn việc làm có khi chưa thật sự ổn định.

+ Lao động học nghề nơng thơn có trình độ học vấn và độ tuổi không đồng đều nên nhận thức còn hạn chế, chủ yếu muốn học các nghề đơn giản, dễ học, có việc làm và thu nhập ngay, đa số lao động trẻ thì khơng có nhu cầu học nghề và làm việc tại địa phương.

+ Hiện nay chưa có sự phối hợp giữa Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xun huyện với Phịng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, nên người học nghề chưa được vay vốn ngay sau khóa học để tổ chức sản xuất mà chỉ được vay khi Ngân hàng có nguồn vốn.

+ Chất lượng dạy nghề ở Trung tâm GDNN-GDTX của huyện chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động trong đó hai yếu tố được đánh giá ảnh hưởng nhất đến chất lượng đào tạo nghề của huyện trong thời gian này, đó là cơ sở vật chất của nơi học và trang thiết bị dạy học.

+ Cơ sở vật chất tuy đã được trang bị nhưng vẫn còn thiếu, đặc biệt là tại các lớp dạy nghề do Trung tâm GDNN-GDTX mở tại Trung tâm Học tập cộng đồng các xã.

- Nguyên nhân

+ Được sự chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương có sự đồng nhất thuận lợi cho Trung tâm GDNN-GDTX huyện trong việc đào tạo nghề cho người lao động.

+ Môi trường kinh tế xã hội của cả nước nói chung và mơi trường kinh tế xã hội của huyện nói riêng đang trên đà phát triển trong thời kỳ hội nhập và thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn địi hỏi người lao động phải có kiến thức, có nghề mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cũng như nhu cầu của người lao động cần có nghề để có được việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Cơ sở vật chất của trung tâm đáp ứng được những chương trình đào tạo theo nội dung đăng ký đào tạo nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Việc phân cấp thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề hiện tại chưa thống nhất, có nhiều đầu mối nên trong chỉ đạo, hướng dẫn còn chồng chéo, hiệu quả chưa cao.

+ Các quy trình thủ tục từ khâu lập kế hoạch, xây dựng hồ sơ, hợp đồng, các thủ tục thanh quyết tốn của cơng tác đào tạo nghề cịn phức tạp, nặng nề về thủ tục hành chính.

+ Năng lực thực hiện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp khơng đồng đều, thiếu hoặc khơng có giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng hoặc giáo viên hợp đồng lại khơng có chứng chỉ dạy nghề, chứng chỉ sư phạm nên rất thụ động, ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề.

+ Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn lớn, gắn liền với mục tiêu hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới tại huyện song kinh phí phân bổ cho chương trình và nguồn lực của huyện cịn hạn chế chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu. Định mức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số còn quá thấp so với thực tế hiện nay, lại mang tính bình qn nên đơn vị khó khăn trong việc thực hiện.

+ Mặc dù có chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương nhưng Tổ chỉ đạo cấp xã, thị trấn khơng phân bổ kinh phí quản lý nên đã hạn chế nhiều đến công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá về công tác dạy nghề.

- Việc tuyển sinh học viên học các nghề phi nơng nghiệp trình độ sơ cấp gặp nhiều khó khăn, do nhiều doanh nghiệp tuyển dụng số lượng lớn lao động phổ thông trẻ tuổi khơng qua đào tạo.

- Học viên có nhiều độ tuổi khác nhau, trình độ văn hóa cũng khác nhau. - Chính sách thu hút lao động vào học nghề, làm việc tại các doanh nghiệp hấp dẫn hơn chính sách đào tạo nghề của nhà nước.

- Đội ngũ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đề ra, cơ cấu giáo viên không đồng nhất (thiếu giáo viên dạy nghề này, thừa giáo viên dạy nghề khác).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu nhưng lạc hậu, phương tiện vận chuyển máy móc, thiết bị khơng có nên khó khăn trong q trình tổ chức các lớp học nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số tại huyện.

- Nhận thức của người lao động nông thôn người dân tộc thiểu số, nhất là lao động trẻ chưa nhận thức được việc đào tạo nghề là một nhu cầu, một yếu tố cần thiết để đảm bảo cuộc sống cho bản thân, gia đình và phát triển của cả xã hội nên chưa quan tâm đến đào tạo nghề.

Người lao động nơng thơn người dân tộc thiểu số vẫn cịn tư tưởng “trơng chờ, ỷ lại” vào các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Tất cả các nguyên nhân trên trên đã ảnh hưởng đến đào tạo nghề ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình cả mặt tích cực và tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 74 - 77)