Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 27)

8. Kết cấu Luận văn

1.2. Nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số

1.2.3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động hoạt động trong hệ thống kinh tế ở khu vực nông thôn. Lao động nông thôn là những người dân khơng phân biệt giới tính, tổ chức, cá nhân sinh sống ở vùng nơng thơn có độ tuổi (nữ từ 15-55 tuổi, nam có độ tuổi từ 15- 60 tuổi) hoạt động sản xuất ở vùng nơng thơn. Trong đó bao gồm những người đủ các yếu tố về thể chất, tâm sinh lý trong độ tuổi lao động theo quy định của luật lao động và tham gia sản xuất trong thời gian nhất định họ hồn thành cơng việc với kết quả đạt được một cách tốt nhất.

Ngày 27 tháng 11 năm 2009 Thủ Tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1596/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 1596 về đào tạo nghề cho lao động nơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thôn đến năm 2020, mục tiêu đến năm 2020 sẽ dạy nghề cho 17 triệu lao động nông thôn. Giai đoạn 2016-2020 đào tạo cho 6 triệu lao động (bồi dưỡng kiến thức cho 500.000 cán bộ công chức xã). Đào tạo nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn là việc làm thiết thực nhằm đạt mục tiêu của Đảng và Nhà nước là phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó trước hết phải thực hiện được CNH-HĐH nơng nghiệp và nông thôn.

Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, huy động tối đa lực lượng lao động của xã hội để phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương góp phần vào phát triển chung của đất nước. Phát triển lực lượng thông qua đào tạo sẽ phát huy được năng lực, sở trường của từng người lao động, bên cạnh đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ khai thác tốt hơn các nguồn lực, đó là khai thác các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ, nhờ vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, kinh tế nông thôn ngày càng phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn.

Hiện nay khoảng 40% hộ nghèo của cả nước sinh sống ở khu vực nơng thơn vì vậy đào tạo nghề cho lao động nơng thơn quyết định sự thành cơng của chương trình xóa đói, giảm nghèo góp phần thực hiện thành cơng chương trình xây dựng nơng thơn mới, nông thôn kiểu mẫu. Đào tạo nghề cho lao động nông thơn đáp ứng được những địi hỏi về kỹ năng, công nghệ về quản lý trong thời đại bước sang nền kinh tế tri thức, đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và góp phần quan trọng vào q trình tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

Như vậy mục đích dạy nghề cho người lao động nông thôn tại các cơ sở dạy nghề là làm cho người lao động nơng thơn có được một nghề, một cơng việc ổn định, vừa là hoạt động khai thác được tối đa lực lượng lao động của xã hội, khai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thác được hiệu quả các nguồn lực về vốn, về tài nguyên thiên nhiên, vừa làm cho kinh tế của từng gia đình ngày càng ổn định, kinh tế địa phương ngày càng phát triển, góp phần vào sự phát triển chung của cả nước. (dẫn theo [14])

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)