Một số định hướng phát triển nông thôn và vấn đề đào tạo nghề cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 92 - 93)

2.4.1 .Thực trạng công tác tuyển sinh

3.1. Một số định hướng phát triển nông thôn và vấn đề đào tạo nghề cho

đồng bào người dân tộc thiểu số

Định hướng phát triển của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình trong những năm tới là:

Phấn đấu xây dựng Trung tâm GDNN-GDTX huyện Phú Bình phát triển trở thành nơi đào tạo nguồn nhân lực cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn người dân tộc thiểu số, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, công ty, trang trại, hợp tác xã và yêu cầu của thị trường lao động. Gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nơng thơn mới.

Để hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ Trung tâm GDNN-GDTX huyện cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Tiếp tục đầu tư về những nghề phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số theo hướng thiết thực hiệu quả, tăng quy mô ngành nghề đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn tạo, mở rộng các loại hình nghề, cơ cấu nghề phù hợp với nhiệm vụ của trung tâm.

- Từng bước mở rộng những nghề phù hợp để cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như nhu cầu sản xuất của người dân.

- Không ngừng nâng cao chất lượng dạy nghề thông qua các biện pháp. + Hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trung tâm GDNN-GDTX đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng. Giáo viên dạy nghề phải thực sự giỏi nghề, có thái độ chuyên môn nghiệp vụ và thường xuyên được cập nhật những tiến bộ mới về nghề.

- Mở rộng phạm vi quan hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài huyện để cung cấp nguồn nhân lực, lao động ngày càng có chất lượng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn người dân tộc thiểu số.

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số

Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nơng thơn người dân tộc thiểu số huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng các biện pháp đảm bảo được các nguyên tắc sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 92 - 93)