Nội dung quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 38 - 50)

8. Kết cấu Luận văn

1.4. Nội dung quản lý đào tạo cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu

1.4.2. Nội dung quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc

thiểu số

Quản lý đào tạo nghề là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng trong, ngoài cơ sở đào tạo nghề một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm tổ chức và phối hợp các hoạt động nhằm sử dụng một cách đúng đắn các nguồn lực và phương tiện thực hiện có hiệu quả những mục tiêu về số lượng mà cơ sở đào tạo nghề đã đặt ra. Quản lý đào tạo nghề bao gồm các nội dung:

+ Quản lý các lực lượng bên trong cơ sở đào tạo nghề như: Quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo nghề, đội ngũ cán bộ, giáo viên và tập thể học sinh, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, quản lý mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức cơ sở đào tạo nghề, quản lý công tác kiểm tra giám sát hoạt động của các bộ phận.

+ Quản lý các mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề với môi trường xã hội (các cơ quan, ban ngành đoàn thể của địa phương, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có liên quan đến q trình đào tạo). Việc phát huy sức mạnh của các yếu tố hợp thành quá trình đào tạo nghề phụ thuộc vào cơ chế quản lý, từ khâu đề ra kế hoạch đến tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chất lượng của quản lý hoạt động đào tạo nghề phụ thuộc vào các chính sách, cơ chế quản lý, các quy trình quản lý, con người tham gia quản lý với những năng lực và phẩm chất của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn họ. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy quản lý là yếu tố sinh ra chất lượng của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo nghề, tạo ra sự gắn kết các yếu tố đó lại với nhau hướng vào mục tiêu chung thúc đẩy quá trình hoạt động của cơ sở đào tạo nghề.

- Quản lý hoạt động đào tạo nghề của một trung tâm lấy trọng tâm là quả lý q trình đào tạo đó là việc xác định mục tiêu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả đào tạo, quản lý đào tạo nghề không đơn thuần chỉ trong quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên đó cịn là q trình tác động của các thành tố cấu thành hoạt động sư phạm. (quản lý việc triển khái kế hoạch, tiến độ, nội dung, chương trình đào tạo, xây dựng nề nếp kỷ cương, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tăng cường hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề, quản lý công tác tuyển sinh, cấp phát văn bằng chứng chỉ, quản lý việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề). - Quá trình đào tạo nghề trong giáo dục và đào tạo nói chung và trong đào tạo nghề nói riêng thường được phân một cách tương đối thành hai quá trình bộ phận là dạy lý thuyết và dạy thực hành. Đào tạo nghề: dấu hiệu quan trọng là đào tạo nghề không phải chủ yếu là truyền đạt, cung cấp thông tin mà là thực hành kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo, phát triển khả năng tìm tịi, phát hiện, quản lý và sử lý thông tin thành sản phẩm có ý nghĩa đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp. Đào tạo lý thuyết nghề là truyền đạt và lĩnh hội hệ thống tri thức lý thuyết nghề nghiệp, trên cơ sở đó phát triển năng lực trí tuệ cũng như giáo dục cơ sở thế giới quan khoa học, hình thành những phẩm chất đạo đức cho người học; dạng thực hành nghề là truyền đạt và truyền thụ kỹ năng và kỹ xảo hình thành ý thức thái độ nghề nghiệp và những kinh nghiệm thực tiễn xã hội. Dạng thực hành là một quá trình giáo dục và giáo dưỡng được tổ chức có kế hoạch, là một quá trình đào tạo học tập và lao động. Quá trình ấy cùng với quá trình giảng lý thuyết tạo lên một thể thống nhất trong đào tạo nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhiệm vụ của quản lý đào tạo nghề chính là ổn định, duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của đất nước và đổi mới, phát triển q trình đào tạo đón đầu những tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế chính trị xã hội.

Quản lý hoạt động đào tạo nghề cho người lao động dân tộc thiểu số là quản lý hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người lao động dân tộc thiểu số cùng với các điều kiện khác bổ trợ cho hoạt động đào tạo nghề nhằm giúp cho người lao đông dân tộc thiểu số nắm vững kiến thức, kỹ năng về một nghề hay những lĩnh vực nghề nhất định góp phần đảm bảo việc làm và ổn định cuộc sống cho người DTTS, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từ các nội dung của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện như vậy, có thể xác định các nội dung cụ thể mà giám đốc trung tâm phải làm như sau:

1.4.2.1. Quản lý công tác tuyển sinh

- Mục tiêu quản lý tuyển sinh là làm sao đào tạo nghề đủ về số lượng theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và người lao động học nghề.

Để quản lý tốt công tác tuyển sinh trước tiên trung tâm phải lập được kế hoạch tổ chức đào tạo nghề. Trên cơ sở: số liệu điều tra thống kê nhu cầu học của các loại nghề trên địa bàn, khảo sát nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhiệm vụ được giao hằng năm của cơ quan. Trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trung tâm phải làm tốt công tác tuyên truyền và tư vấn học nghề cho tất cả các đối tượng về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề từ Trung ương đến cơ sở như Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Quyết định số 97/QĐ-TTg ngày 01/02/2015 của Thủ tướng Chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn phủ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009. Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTB-XH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTT&TT, ngày 12/12/2012 của liên bộ, Bộ Lao động thương binh - xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ công thương, Bộ thông tin và truyền thông. Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 06/05/2010 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.

+ Tuyên truyền về ngành nghề đào tạo hoạch công việc cụ thể của một ngành nghề.

+ Cung cấp thông tin về nhu cầu của thị trường lao động.

+ Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, UBND các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các công ty để tuyên truyền, nắm nhu cầu học nghề cũng như nhu cầu lao động. Phối hợp đào tạo, tư vấn việc làm nhằm giới thiệu việc làm cho lao động sau khi học song khóa học.

Như vậy quản lý cơng tác tuyển sinh là sự tác động có tổ chức có hướng đích của Trung tâm GDNN-GDTX huyện. Hướng đến đối tượng người lao động nông thơn người DTTS huyện Phú Bình trên cơ sở khai thác hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ bản của huyện để hoàn thành nhiệm vụ tuyển dụng đủ và vượt chỉ tiêu học viên học nghề theo đề án và nhiệm vụ được giao.

1.4.2.2. Quản lý chương trình đào tạo nghề

Chương trình đào tạo là điều kiện khơng thể thiếu trong quản lý nhà nước, các cấp, các ngành đối với hoạt động của các cơ sở dạy nghề. Chương trình dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nghề phù hợp được các cấp có thẩm quyền phê duyệt là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Khơng có chương trình đào tạo sẽ khơng có căn cứ để xem xét đánh giá bậc đào tạo của các đối tượng tham gia đào tạo và việc đào tạo sẽ diễn ra một cách tự phát không theo một tiêu chuẩn thống nhất.

Trong lĩnh vực đào tạo nghề, chương trình đào tạo gắn với nghề đào tạo. Khơng có chương trình đào tạo chung cho tất cả các nghề mà mỗi loại nghề đều có chương trình riêng. Do vậy một cơ sở đào tạo nghề có thể có nhiều chương trình đào tạo nếu như cơ sở đó đào tạo nhiều nghề. Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu đánh giá thực trạng về chương trình đào tạo nghề xét ở mức độ có hay khơng có, khơng thể chỉ căn cứ vào cơ số đào tạo nghề mà phải căn cứ vào các nghề mà cơ sở đó đào tạo.

Chương trình đào tạo nghề bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành, tương ứng với mỗi nghề thì tỷ lệ phân chia giữa hai phần này là khác nhau về lượng nội dung cũng như thời gian học.

Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn người DTTS cần phải có cách thức tổ chức phù hợp với từng nhóm, từng đối tượng. Có nhiều cách phân loại phương pháp tổ chức đào tạo nghề tùy theo mỗi loại tiêu chí ta có thể phân loại đào tạo nghề thành các loại hình khác nhau. Trong phạm vi đề tài này chỉ xét hai tiêu chí phân loại như sau:

- Căn cứ vốn thời gian đào tạo nghề.

+ Đào tạo nghề ngắn hạn là loại hình đào tạo nghề có thời hạn dưới một năm bao gồm: Đào tạo nghề sơ cấp và dạng nghề thường xuyên chủ yếu áp dụng đối với phổ cập nghề, xây dựng làng nghề và khôi phục nghề truyền thống ở các địa phương. Loại hình này có ưu tiên là tập hợp được đông đảo lao động ở mọi lứa tuổi, những người khơng có điều kiện học tập tập chung vẫn có thể tiếp thu được tri thức ngay tại chỗ, với sự hỗ trợ của các cơ quan đoàn thể địa phương, nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Đào tạo nghề dài hạn: Là loại hình đào tạo nghề có thời hạn đào tạo từ một năm trở lên là hình thức đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng nghề, chủ yếu áp dụng với đào tạo công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ. Đào tạo nghề dài hạn thường có chất lượng cao hơn các lớp ngắn hạn.

- Căn cứ vào nghề đào tạo đối với người học.

+ Đào tạo mới: Là loại hình đào tạo nghề áp dụng cho những đối tượng chưa có nghề (đào tạo nghề mới là để đáp ứng yêu cầu tăng thêm lao động có nghề).

+ Đào tạo lại: Là q trình đào tạo nghề áp dụng đối với những người đã có nghề song vì lý do nào đó, nghề của họ khơng cịn phù hợp nữa.

+ Đào tạo nâng cao: Là quá trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận được những cơng việc phức tạp hơn.

Chương trình đào tạo nghề bao gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, giáo trình đào tạo nghề. (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo), phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo nghề, đánh giá kết quả đào tạo, thời gian của quá trình đào tạo nghề, (đào tạo dài hạn hay ngắn hạn, đào tạo mới, đào tạo lại hay đào tạo nâng cao) hình thức giảng dạy là trực tiếp trong sản xuất hay dạy tại trường lớp.

Những nhân tố này là những nhân tố nội tại có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của công tác đào tạo nghề.

- Nội dung chương trình đào tạo nghề cho người lao động nông thôn người dân tộc thiểu số cần được xây dựng đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Tên của chương trình đào tạo nghề là tên của cơng việc cụ thể hoặc nhóm cơng việc hoặc một nghề, thể hiện công việc cần học hoặc kỹ năng nghề cần có sau q trình đào tạo.

+ Mục tiêu chương trình đào tạo nghề, dạy nghề phải bám sát với yêu cầu từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thể hiện chi tiết cụ thể, chi tiết những công việc người học sẽ làm được sau quá trình đào tạo, thể hiện rõ các thành phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn năng lực người học sẽ đạt được sau đào tạo gồm: Kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết trong lao động.

+ Nội dung chương trình đào tạo nghề, dạy nghề phải phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng loại chương trình, đối tượng người học và thời gian đào tạo, với mục tiêu hình thành và phát triển kỹ năng là chính, kiến thức lý thuyết vừa đủ để hình thành và phát triển kỹ năng.

Với giáo trình cũng tương tự, giáo trình là những quy định cụ thể hơn của chương trình. Về từng mơn cụ thể trong đào tạo, nội dung trong giáo trình phải tiên tiến, phải thường xuyên được cập nhật kiến thức mới thì việc đào tạo mới sát thực tế và hiệu quả đào tạo nghề mới cao.

Việc nghiên cứu xây dựng các chương trình, giáo trình sao cho hợp lý và sát với nhu cầu đào tạo cũng như với nghề đào tạo để học viên có thể nắm vững được nghề sau khi tốt nghiệp, là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo.

Tóm lại quản lý chương trình đào tạo nghề là tác động có tổ chức có định hướng của Trung tâm GDNN-GDTX huyện để thực hiện tốt nhất chương trình đào tạo nghề. Trên cơ sở phát huy hiệu quả nhất những tiềm năng, cơ hội mà trung tâm có được.

1.4.2.3. Quản lý hoạt động dạy và học nghề

Quản lý dạy nghề là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng trong và ngoài cơ sở dạy nghề một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm tổ chức và phối hợp các hoạt động của các lực lượng này, sử dụng một cách đúng đắn các nguồn lực và phương tiện thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy nghề cho học viên.

Quản lý hoạt động dạy nghề bao gồm:

Quản lý các bộ phận bên trong cơ sở đào tạo nghề như: Quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo nghề, đội ngũ giáo viên, cán bộ và tập thể học sinh, quản lý mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức cơ sở, quản lý mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức cơ sở, quản lý cơ sở vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn chất, thiết bị dạy học, quản lý công tác kiểm tra giám sát hoạt động của các bộ phận.

Quản lý các mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề với môi trường xã hội. Quản lý hoạt động dạy nghề của một cơ sở lấy trọng tâm là quản lý q trình đào tạo đó là việc xác định mục tiêu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả đào tạo, quản lý hoạt động dạy nghề không đơn thuần chỉ trong quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học viên đó cịn là q trình tác động của các thành tố cấu thành hoạt động sư phạm (quản lý việc triển khai kế hoạch, tiến độ, nội dung, chương trình đào tạo, xây dựng nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 38 - 50)