Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề đào tạo nghề cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 63 - 65)

8. Kết cấu Luận văn

2.3. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số

2.3.2. Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề đào tạo nghề cho lao động

nông thôn người dân tộc thiểu số huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua, một trong những giải pháp mang tính đột phá thực hiện được mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đó có nguồn nhân lực qua đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm

Chính Phủ có Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Quyết định số 97/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009. Các bộ ngành liên quan có thông tư liên tịch hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

Tỉnh Thái Nguyên có Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 06/05/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020.

Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái nguyên đến năm 2020”.

Chỉ thị số 29-CT/HU ngày 12/7/2010 của Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Bình về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Bình khóa XXVI, (nhiệm kỳ 2015- 2020) đã nêu nhiệm vụ và các giải pháp phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa xã hội. “Quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhất là đào tạo cho khu vực nông thôn và người dân vùng đất bị thu hồi phục vụ cho dự án. Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Quan tâm đẩy mạnh liên kết giải quyết việc làm sau đào tạo. Tiếp tục làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong các nhà trường. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn (2015-2020)”.

Thấm nhuần nhận thức về tầm quan trọng của hoạt dộng đào tạo nghề trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng. UBND huyện

đã xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phú Bình giai đoạn 2011-2020”.

Mục tiêu chung: Mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế -xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Mục tiêu cụ thể: Đào tạo nghề cho 6.000 lao động nông thôn (Bình quân mỗi năm khoảng 1.200 lao động) trong đó: 2.500 người học nghề nông nghiệp, 3.500 người học nghề phi nông nghiệp. Sau đào tạo ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoạch tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng xuất, thu nhập cao hơn.

Đào tạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí công việc để đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, điều hành, thực thi công vụ cho 2.500 lượt cán bộ công chức xã, thị trấn, phấn đấu 100% cán bộ công chức xã, thị trấn đạt chuẩn.

Như vậy, các chủ thể nhận thức đề cập trong chương trình tạo nghề cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 63 - 65)