Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên đối với sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 32 - 37)

8. Kết cấu Luận văn

1.3. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông thôn

1.3.1. Khái quát về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp -Giáo dục thường xuyên cấp huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Theo Thông tư số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV, ngày 19/10/2015, thông tư liên tịch của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn sáp nhập Trung tâm dậy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên.

Trung tâm GDNN-GDTX là đơn vị sự nghiệp cơng lập có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xun, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước.

Trung tâm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện về tổ chức, bộ máy biên chế và công tác, đồng thời chịu sự quản lý về chuyên môn của Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo.

1.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Chức năng: Trung tâm GDNN-GDTX là tổ chức dạy nghề và bồi dưỡng nghề cho người lao động ở mọi lứa tuổi và mọi trình độ văn hóa nhằm khai thác tiềm năng lao động, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện để góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện và nâng cao dân trí.

- Nhiệm vụ: Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng, đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề, đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số và thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng. Nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số cơng việc của một nghề, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho lao động nơng thơn người dân tộc thiểu số có khả năng tìm được việc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

+ Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: Chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ, chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức kỹ năng, chuyển giao cơng nghệ, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên mơn, nghiệp vụ, chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ. Đổi mới nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, tập quán, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

+ Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh.

+ Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo. + Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định. + Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối hợp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

+ Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.

+ Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

1.3.2. Đặc trưng đào tạo nghề ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện thường xuyên cấp huyện

Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện là đơn vị được thành lập trên cơ sở sáp nhập 03 đơn vị. Trung tâm KTTH, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm GDTX. Đối tượng học nghề tại trung tâm là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động từ 15-55 tuổi đối với nữ, từ 15-60 tuổi đối với nam, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học (kể cả những người khơng biết đọc, khơng biết viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thơng qua hình thức kèm cặp, truyền nghề), trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông thôn.

- Cán bộ chun trách Đảng, chính quyền, đồn thể chính trị xã hội, công chức chuyên môn cấp xã, cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ hưu hoặc thiếu hụt… có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2020.

- Mục tiêu: Mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững.

Tham gia sản xuất trong các ngành nông lâm ngư nghiệp và tiểu thủ cơng tính chất nhỏ lẻ của ngành nơng nghiệp nên người lao động nông nghiệp, người lao động dân tộc thiểu số ở nơng thơn có những đặc điểm như sau:

Một là: Lao động nơng thơn có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn rỗi.

Hai là: Do tính chất cơng việc trong sản xuất nơng nghiệp mà hình thành nên tâm lý hay thói quen làm việc một cách khơng liên tục, thiếu sáng tạo của lao động nông thôn.

Ba là: Lao động nơng thơn cịn mang nặng tư tưởng tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ thiếu năng động.

Bốn là: Lao động nơng thơn có kết cấu phức tạp khơng đồng nhất và có trình độ rất khác nhau: Hoạt động nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau trong đó cả những người ở ngồi độ tuổi lao động.

Năm là: Thu nhập của lao động nơng thơn cịn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Sáu là: Trình độ của lao động nơng thôn thấp, khả năng tổ chức sản xuất kém, ngay cả những người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so với lao động trong các ngành kinh tế khác.

- Việc phân cấp thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề hiện tại chưa có sự thống nhất, còn nhiều đầu mối nên trong chỉ đạo, hướng dẫn còn chồng chéo, hiệu quả chưa cao. Các quy trình thủ tục từ khâu lập kế hoạch, xây dựng hồ sơ, hợp đồng, các thủ tục thanh quyết tốn của cơng tác đào tạo nghề còn phức tạp, nặng nề về thủ tục hành chính. Năng lực thực hiện của các cơ sở GDNN-GDTX không đồng đều, thiếu hoặc khơng có giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng hoặc giáo viên hợp đồng khơng có chứng chỉ dạy nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn lớn và đa dạng cả về nghề, cũng như hình thức dạy nghề gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để đáp ứng nhu cầu thực hiện xây dựng nông thôn mới của địa phương và nhu cầu của thị trường lao động, nhưng kinh phí phân bổ cho chương trình và nguồn lực của huyện cịn hạn chế.

Việc tuyển sinh học viên học các nghề phi nơng nghiệp trình độ sơ cấp gặp nhiều khó khăn, do nhiều doanh nghiệp tuyển dụng số lượng lớn lao động phổ thông trẻ tuổi không qua đào tạo, chính sách thu hút lao động vào học nghề và làm việc tại doanh nghiệp hấp dẫn hơn chính sách đào tạo nghề hiện nay của nhà nước. Cơ sở vật chất lạc hậu và thiếu.

Tất cả những đặc trưng trên của trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện là những đặc điểm cần quan tâm trong quá trình quả lý đào tạo nghề tại huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)