Đặc trưng đào tạo nghề ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 37)

8. Kết cấu Luận văn

1.3.2. Đặc trưng đào tạo nghề ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục

thường xuyên cấp huyện

Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện là đơn vị được thành lập trên cơ sở sáp nhập 03 đơn vị. Trung tâm KTTH, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm GDTX. Đối tượng học nghề tại trung tâm là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động từ 15-55 tuổi đối với nữ, từ 15-60 tuổi đối với nam, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học (kể cả những người không biết đọc, không biết viết có thể tham gia học những nghề phù hợp thông qua hình thức kèm cặp, truyền nghề), trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông thôn.

- Cán bộ chuyên trách Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội, công chức chuyên môn cấp xã, cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ hưu hoặc thiếu hụt… có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2020.

- Mục tiêu: Mở rộng và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và

yêu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo nghề với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững.

Tham gia sản xuất trong các ngành nông lâm ngư nghiệp và tiểu thủ công tính chất nhỏ lẻ của ngành nông nghiệp nên người lao động nông nghiệp, người lao động dân tộc thiểu số ở nông thôn có những đặc điểm như sau:

Một là: Lao động nông thôn có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn rỗi.

Hai là: Do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp mà hình thành nên tâm lý hay thói quen làm việc một cách không liên tục, thiếu sáng tạo của lao động nông thôn.

Ba là: Lao động nông thôn còn mang nặng tư tưởng tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ thiếu năng động.

Bốn là: Lao động nông thôn có kết cấu phức tạp không đồng nhất và có trình độ rất khác nhau: Hoạt động nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau trong đó cả những người ở ngoài độ tuổi lao động.

Năm là: Thu nhập của lao động nông thôn còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Sáu là: Trình độ của lao động nông thôn thấp, khả năng tổ chức sản xuất kém, ngay cả những người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so với lao động trong các ngành kinh tế khác.

- Việc phân cấp thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề hiện tại chưa có sự thống nhất, còn nhiều đầu mối nên trong chỉ đạo, hướng dẫn còn chồng chéo, hiệu quả chưa cao. Các quy trình thủ tục từ khâu lập kế hoạch, xây dựng hồ sơ, hợp đồng, các thủ tục thanh quyết toán của công tác đào tạo nghề còn phức tạp, nặng nề về thủ tục hành chính. Năng lực thực hiện của các cơ sở GDNN-GDTX không đồng đều, thiếu hoặc không có giáo viên cơ hữu, giáo viên thỉnh giảng hoặc giáo viên hợp đồng không có chứng chỉ dạy nghề.

- Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn lớn và đa dạng cả về nghề, cũng như hình thức dạy nghề gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để đáp ứng nhu cầu thực hiện xây dựng nông thôn mới của địa phương và nhu cầu của thị trường lao động, nhưng kinh phí phân bổ cho chương trình và nguồn lực của huyện còn hạn chế.

Việc tuyển sinh học viên học các nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp gặp nhiều khó khăn, do nhiều doanh nghiệp tuyển dụng số lượng lớn lao động phổ thông trẻ tuổi không qua đào tạo, chính sách thu hút lao động vào học nghề và làm việc tại doanh nghiệp hấp dẫn hơn chính sách đào tạo nghề hiện nay của nhà nước. Cơ sở vật chất lạc hậu và thiếu.

Tất cả những đặc trưng trên của trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện là những đặc điểm cần quan tâm trong quá trình quả lý đào tạo nghề tại huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 37)