GIÂM CÀNH 1 Giâm cành

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ 7 THEO 5512 (Trang 56)

- Tăng số vụ gieo trồng trong năm Thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm.

2. GIÂM CÀNH 1 Giâm cành

2.1. Giâm cành

Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng

bằng cơ quan sinh dưỡng. Tức là, người trồng cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống giá thể. Sau thời gian từ cành giâm ra rễ hình thành cây mới.

Ưu điểm: - Cây thích nghi tốt; - Cây giữ được đặc tính của cây mẹ; - Nhanh

ra hoa, quả; - Tạo

cây con nhiều, nhanh, đồng loạt.

Nhược điểm: - Qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa; - Cây không có rễ cọc nên yếu.

2.2. Quy trình giâm cành

<?> Hãy hoàn thành quy trình giâm cành

 Bước 1: Cắt cành. Chọn phần đoạn cành phát triển tốt, cứng cáp, tương đối già. Cắt cành

thành từng đoạn nhỏ (từ 5 cm – 10 cm, có từ 2 đến 4 lá).

 Bước 2: Chuẩn bị giá thể. Tức là chuẩn bị môi trường để cắm cành xuống, cung cấ p nước

và dinh dưỡng để cành hình thành rễ và phát triển thành một cây khác. Thông thường, người

ta sử dụng đất hoặc xơ dừa làm giá thể.

 Bước 3: Xử lý cành. Cắt bớt phiến lá nhằm hạn chế sự thoát hơi nước của cành giâ m. Ngoài

ra, cành giâm nên được ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ.  Bước 4:

Giâm cành. Cắm cành giâm vào giá thể hơi chếch so với mặt luống giá thể với độ

sau 3 cm – 5 cm. Mật độ giâm phụ thuộc vào loại cây trồng.

 Bước 5: Chăm sóc. Tưới nước bằng vòi phun sương cho đến khi đẫm nước. Thường xuyên

tưới nước và đảm bảo độ ẩm đất.

Thường xuyên theo dõi sâu bệnh và các tác nhân gây hại đến sự sinh trưởng và phát triển của cành giâm và cây mới.

2.3. Một số loại cây trồng thích hợp với phương pháp giâm cành

Rau lang Hoa mười giờ

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ 7 THEO 5512 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w