A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới;
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm. d. Tổ chức hoạt động
- GV nêu tình huống:
Cho HS quan sát một số mẫu vật thật (hoặc hình ảnh) cây trồng bị sâu, bệnh phá hại và nêu một số câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về những hình ảnh hay cây trồng mà các em vừa quan sát? 2/ Khi cây trồng đã bị như thế ta còn sử dụng được hay không? Chất lượng của nó ntn?
3/ Làm thế nào để giảm thiểu được những triệu chứng trên của cây trồng? - HS hoạt động nhóm theo KTKTB, thảo luận 2 nội dung GV nêu trên.
- Đại diện một nhóm lên trình bày kết quả của nhóm, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, đề xuất ý kiến.
- GV nhận xét, dẫn dắt sang hoạt động hình thành kiến thức.
*Sản phẩm HS cần hoàn thành:
- Câu trả lời cho vấn đề cần đặt ra của bài học;
- Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết qua bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1:Tìm hiểu sâu, bệnh hại và tác hại của chúng:
a.Mục tiêu: Trình bày được tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng b. Nội dung: Sâu bệnh hại và tác dụng của chúng
c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm. d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yc HS nghiên cứu nd sgk bài 12 và tìm hiểu các nội dung sau: 1/ Thế nào là sâu, bệnh hại cây trồng?
2/ Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị sâu, bệnh phá hại. 3/ Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng.
- Tl theo KTMG.
- HD cách thực hiện nv:
+ 3 nhóm sẽ thực hiện nghiên cứu mỗi nd (tg: 4’) + Hoạt động nhóm theo KTMG (tg: 5’) .
- GV chia lớp thành các nhóm 4-6HS/ nhóm và phân công vị trí cho các nhóm.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Lần 1: HS làm việc nhóm, mỗi cá nhân trả lời nd của nhóm vào vở.
- Làm việc nhóm: Lần lượt các thành viên trong nhóm trình bày kết quả của mình, thư kí nhóm ghi lại ý kiến, thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm. Các thành viên trong nhóm ghi ý kiến mà cả nhóm đã thống nhất. - GV theo dõi, chỉnh đón, hd kịp thời.
Bước 3. Trình bày, báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm còn lại lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung, thống nhất ý kiến.
Bước 4. Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: - GV kl nội dung, ghi bảng.
- Nx chung, đánh giá kq thực hiện hoạt động 1 của HS.
*Sản phẩm dự kiến:
- Ghi chép có bổ sung kết quả 3 câu hỏi trên.
- Ghi chép những kiến thức mới được hình thành: Sâu, bệnh hại và tác hại của chúng. - Kết quả tự đánh giá, đg của nhóm, GV.
Hoạt động 2:Tìm hiểu biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại:
a.Mục tiêu: Trình bày được nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại, các biện pháp phòng
trừ;
b. Nội dung: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
GV: Để giảm tác hại của sâu, bệnh ta phải làm gì? Dẫn dắt vào mục II.
? Theo em phòng bệnh sớm hay chờ khi cây bị bệnh rồi mới trừ là tốt hơn? Vì sao? ?Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh là gì.
? Chúng ta phòng trừ sâu, bệnh bằng cách nào.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- Yc HS nghiên cứu nd bài 13 và kết hợp liên hệ thực tế cho biết: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. HS trả lời.
- GV chia lớp thành các nhóm 4-5HS/ nhóm và phân công vị trí cho các nhóm, yc các nhóm thảo luận trình bày nd sau: + Nhóm 1: Thế nào là biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại? Ưu, nhược điểm của các biện pháp đó.
+ Nhóm 1: Thế nào là biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại? Ưu, nhược điểm của các biện pháp đó.
+ Nhóm 2: Thế nào là biện pháp thủ công? Ưu, nhược điểm của các biện pháp đó.
+ Nhóm 3: Thế nào là biện pháp hóa học? Ưu, nhược điểm của các biện pháp đó.
+ Nhóm 4: Thế nào là biện pháp sinh học? Ưu, nhược điểm của các biện pháp đó.
+ Nhóm 5: Thế nào là biện pháp kiểm dịch thực vật? - Mỗi nhóm thảo luận tg 5’
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân, nghiên cứu nội dung GV yc, trả lời câu hỏi vào vở.
- Làm việc nhóm: Lần lượt các thành viên trong nhóm trình bày kết quả của mình, thư kí nhóm ghi lại ý kiến, thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm. Các thành viên trong nhóm ghi ý kiến mà cả nhóm đã thống nhất. - GV theo dõi, nhắc nhở, hướng dẫn các nhóm.
Bước 3. Trình bày, báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm còn lại lắng nghe, đặt câu hỏi, bổ sung, thống nhất ý kiến.
Bước 4. Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: - GV kl nội dung, ghi bảng.
- Nx chung, đánh giá kq thực hiện hoạt động 2 của HS. ? Trong 5 biện pháp nêu trên? Biện pháp nào ưu tú nhất.
HS trả lời, GV chốt: Không có biện pháp nào là ưu tú nhất mà tùy theo từng loại sâu bệnh hại và điều kiện cụ thể mà áp dụng biện pháp phòng trừ thích hợp, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở. Nêu lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học.
Lưu ý: Cần đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc hóa học và giữ vệ sinh môi trường.
*Sản phẩm dự kiến:
- Ghi chép những kiến thức mới được hình thành: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. - Kết quả tự đánh giá, đg của nhóm, GV.
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/THỰC HÀNH:
a.Mục tiêu: Phân biệt được độ độc của thuốc hóa học kí hiệu và biểu tượng trên nhãn
mác;
b. Nội dung: Nhận biết nhãn hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại c. Sản phẩm: Báo cáo hoạt động nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
- GV chia lớp thành các nhóm 4-6HS/ nhóm và phân công vị trí cho các nhóm.
1. Phân biệt độ độc của thuốc hóa học kí hiệu và biểu tượng trên nhãn mác. Hoạt động của GV và HS
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yc HS đọc thông tin mục a.1 sgk/tr34.
- Phát hoặc cho HS quan sát các nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh.
- Giới thiệu và phát phiếu học tập, yc HS hoàn thành phiếu học tập sau (tg: 5’) :
Mẫu số
1 2 3 4
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Nghiên cứu mục a.1sgk/tr34, qs nhãn hiệu thuốc phân biệt độ độc của các lọ, gói thuốc.
- Làm việc nhóm: Lần lượt các thành viên trong nhóm trình bày kết quả của mình, thư kí nhóm ghi lại ý kiến, thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm. Các thành viên trong nhóm ghi ý kiến mà cả nhóm đã thống nhất. - GV theo dõi, chỉnh đốn, hd kịp thời.
Bước 3. Trình bày, báo cáo, thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm còn lại lắng nghe, đối chiếu, đặt câu hỏi, bổ sung, thống nhất ý kiến.
Bước 4. Nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: - GV kl nội dung, ghi bảng.
- Nx chung, đánh giá kq thực hiện hoạt động 1 của HS.
*Sản phẩm dự kiến:
- Xác định được độ độc của các mẫu thuốc mà GV đã phát.
- Ghi chép những kiến thức mới được hình thành: độ độc của các loại thuốc. - Kết quả tự đánh giá, đg của nhóm, GV.