Đặc điểm nguồn nhân lực y tế tuyến huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 25 - 28)

Nguồn nhân lực y tế tuyến huyện mang đầy đủ các đặc điểm của nguồn nhân lực y tế và có vai trị quan trọng đối với hoạt động y tế tuyến huyện, bao gồm tồn bộ cơng chức, viên chức, người lao động được đào tạo dưới các dạng khác nhau hoạt động phục vụ trong lĩnh vực y tế tuyến huyện; là yếu tố thiết yếu nhất cho sự phát triển hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng [24].

* Là những người tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khỏe và có quan hệ trực tiếp với bệnh nhân

Hoạt động chăm sóc sức khỏe là việc chuẩn đốn, điều trị và phịng ngừa bệnh, bệnh tật, thương tích, suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người. Hoạt động chăm sóc sức khỏe thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với người bệnh. Đây là mối quan hệ trực tiếp, trong đó cán bộ y tế có trách nhiệm chăm sóc, khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Vì lý do liên quan trực tiếp

đến chăm sóc sức khỏe và tính mạng của người dân, do đó nguồn nhân lực y tế ln ln nhận được sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân.

* Là người có trình độc chun mơn cao, có phẩm chất đạo đức tốt

Cán bộ y tế cần phải có trình độ chun mơn cao, đạo đức tốt hoạt động y tế gắn liền với tính mạng của con người. Trên thực tế, bệnh nhân phải dựa vào các bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như bệnh nhân phải dựa vào các quyết định của nhân viên y tế. Nếu cán bộ y tế khơng có trình độ chun mơn cao, đạo đức tốt thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng cho bệnh nhân. Mà xẩy ra những sai xót liên quan trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân thì cán bộ y tế phải chịu sự phán xét khắt khe của người nhà bệnh nhân cũng như của xã hội. Bên cạnh đó, máy móc, trang thiết bị của ngành y tế rất hiện đại, vì thế địi hỏi cán bộ y tế phải có trình độ cao để vận hành máy móc đó vào hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Do đời sống của người đan ngày càng được nâng cao nên nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng được nâng lên, đòi hỏi cán bộ y tế cũng cần phải có cần trình độ tay nghề, kỹ năng thành thục. Mỗi cán bộ, nhân viên ngành y phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”.

* Thời gian đào tạo nhân lực y tế dài hơn các ngành khác

Thời gian đào tạo cán bộ y tế thường dài hơn nhiều ngành khác. Thời gian đào tạo của các bác sĩ là 6 năm, dược sĩ là 5 năm, bác sĩ nội trú là 9 năm, trong khi đó nhiều ngành khác thời gian đào tạo đại học chỉ từ 4 năm đến 5 năm. Năm 2017 Ban chấp hành trung ương đã ban hành Nghị quyết 20- NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ quan điểm “Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển

chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương đến địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương”.

Tính chất đặc biệt trong đào tạo cán bộ y tế cịn biểu hiện qua q trình đào tạo lý thuyết phải gắn với kỹ năng thực hành trên người bệnh. Như vậy cán bộ y tế mới ra trường có thể nhanh chóng phát huy tác dụng tốt trong việc khám chữa bệnh cho người dân.

* Kỹ năng của nhân viên y tế phải được đào tạo liên tục.

Cán bộ y tế ngồi việc áp dụng các kiến thức chun mơn, nghiệp vụ được đào tạo còn phải được đào tạo các kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị y tế ngày càng hiện đại. Cùng với sự phát triển của khao học công nghệ, trang thiết bị y tế ngày càng phát triển và không ngừng được đổi mới, tiên tiến hơn, hiện đại hơn đòi hỏi con người phải nắm bắt kịp thời để vận hành, sử dụng. Trong thời đại khoa học kỹ thuật hiện nay thì kỹ năng của cán bộ y tế chỉ có thể được nâng cao trong mơi trường thực tiễn công tác và được đào tạo thường xuyên và liên tục.

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BYT về hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế, mục đích của việc đào tạo liên tục là để đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm. Thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ y tế tuyến huyện được tiếp cận học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật điều trị từ các chuyên gia hàng đầu từ của trung ương; tuyến huyện tiếp cận tuyến tỉnh và tuyến xã tiếp cận tuyến huyện. Đồng thời tăng cường công tác đào tạo liên tục cho cán bộ nhân viên y tế tồn ngành.

Ngồi giờ làm việc bình thường, cán bộ y tế thường phải trực đêm, trực ngồi giờ, trực phịng chống dịch, trực ngày lễ,… để đảm bảo sao cho 24/24 giờ trong ngày ln có người làm việc ở các tuyến cơ sở y tế đẻ luôn kịp thời cấp cứu bệnh nhân, đảm bảo cho bệnh nhân luôn được chăm sóc và điều trị.

Theo thống kê của Cơng đồn Ngành y tế năm 2020, trong thời gian qua số giờ làm việc của cán bộ y tế tăng đáng kể, trung bình 3,65 giờ/ngày, 87.4 % cán bộ y tế cho rằng cơng việc địi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, áp lực công việc nặng nề, căng thẳng hơn nhiều so với các ngành khác. Nguy hiểm hơn là môi trường làm việc độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp và phơi nhiễm bệnh tật; thời điểm làm việc thường xuyên trái với quy luật sinh học bình thường. Ngồi ra, cán bộ y tế cịn phải đối mặt với nguy cơ bạo hành cao “Tình trạng bạo hành với cán bộ y tế trong khi làm nhiệm vụ đang có xu hướng ngày càng gia tăng và nghiêm trọng về mức độ. Đó là chưa kể những bạo hành về tinh thần mà hậu quả để lại tuy vơ hình song lại có tác động khơng nhỏ, gây tâm lý bất an, thậm chí hoang mang, đối với cán bộ, nhân viên y tế”.

Vì thế, cán bộ y tế cần được quan tâm, đãi ngộ đặc biệt của Nhà nước và xã hội để họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 25 - 28)