05 Ý kiến, đề xuất khác
3.1.1. Quan điểm phát triển nhân lực
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi con người là nhân tố quyết định sự phát triển. Quan điểm đó được qn triệt trong nhiều chính sách phát triển kinh tế- xã hội, trong đó, chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là ưu tiên hàng đầu. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta khẳng định: “Sức khỏe của nhân dân, tương lai của giống nòi là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi cơng dân” và chủ trương “tiếp tục quán triệt các quan điểm y học dự phòng, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền và phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”,... tập trung sức nâng cao chất lượng các hoạt động y tế và đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân”.
Quá trình đổi mới nhận thức về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thể hiện tập trung tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Đảng ta đề ra mục tiêu của công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân là: “Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nịi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen
giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đảng xác định 5 quan điểm chỉ đạo công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Bộ Y tế cũng khẳng định cơng tác quy hoạch mạng lưới y tế Việt Nam từ nay đến 2045 là việc làm trọng đại, có ý nghĩa lịch sử để hình thành nền y tế hiện đại phục vụ người dân ngang tầm các nước thế giới và có đảm bảo tính cạnh tranh. Điều này cũng nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và các nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII với mục tiêu “Phát triển nền y học khoa học và đại chúng”,“công bằng và hiệu quả”, đảm bảo nền y tế phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở tất cả các vùng miền.
Nguyên tắc đầu tiên của quy hoạch ngành Y tế là phải phù hợp quy mơ dân số theo tinh thần “ở đâu có dân thì ở đó có y tế”, phải phù hợp mơ hình bệnh tật của nước ta từ nay đến năm 2045, tính tới các bệnh cả lây nhiễm và không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)… Quy hoạch tổng thể các lĩnh vực cũng cần phù hợp với nhân lực y tế. Phải hình thành nên các khu phức hợp y tế có tính cạnh tranh cao đối với thế giới, thu hút nguồn lực xã hội, hạn chế tối đa tình trạng “chảy máu ngoại tệ”. Trước mắt hình thành tại 3 thành phố lớn thuộc khu vực Bắc – Trung – Nam. Trong quy hoạch phải đảm bảo tính cơng bằng hiệu quả nên phải hình thành các khu y tế hoặc các bệnh viện tuyến cuối ở tất cả các vùng kinh tế - xã hội, có chất lượng dịch vụ tương đương với các bệnh viện tuyến cuối ở Trung ương. Về đào tạo nhân lực y tế, ngành Y tế xác định phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hướng tới ngang bằng các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó, quy hoạch phải tính tốn nhân lực đào tạo với mục tiêu đảm bảo nâng cao chất lượng.
Phát triển nhân lực y tế tuyến huyện tỉnh Đắk Nông phải dự trên cơ sở thực tiễn, kế thừa và phát huy những thành tựu, kinh nghiệm, khắc phục những bất cập và yếu kém để đáp ưng đầy đủ nhu cầu nhân lực cho sự phát triển hệ thống y tế tuyến huyện, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của người dân. Phát triển nhân lực y tế Đắk Nông trên cơ sở của sự cần thiết, tính cấp bách, tính khả thi và sự phù hợp giữa các vùng kinh tế - xã hội, từng địa phương. Điều chỉnh dần những mất cân đối trong phân bổ nhân lực giữa các vùng kinh tế, các khu vực thành thị và nông thôn, các chuyên ngành, ưu tiên tăng cường nhân lực y tế tuyến huyện, tuyến xã, khu vực nơng thơn và các vùng khó khăn về kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo ngày càng công bằng hơn trong cung cấp các dịch vụ y tế cho nhân dân.
Thực hiện song song với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phát triển năng lực chuyên mơn sâu, rút ngắn khoảng cách về trình độ với thành thị và các địa phương khác. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực về tài chính và tiếp thu công nghệ kỹ thuật tiên tiến phù hợp với địa phương trong phát triển và phân bổ nguồn nhân lực.