Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 50 - 52)

Những năm gần đây, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động đề ra các giải pháp cấp bách và chiến lược lâu dài nhằm từng bước giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực chuyên môn giỏi ở các trung tâm y tế tuyến huyện một cách bền vững. Qua đó, các TTYT tuyến huyện đã phát triển được nhiều kỹ thuật mới, chuyên sâu giúp người dân được tiếp cận y tế ngày càng chất lượng, tạo sự bình đẳng về y tế giữa các vùng, miền trong toàn tỉnh.

Nổi bật là hệ thống y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở được tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Cơng tác y tế dự phịng và chương trình mục tiêu y tế quốc gia được thực hiện đạt kết quả cao. Quảng Ninh cũng đặc biệt quan tâm đến chất lượng lượng nguồn nhân lực nhiều cơ chế, chính sách đãi ngộ đã được ngành xây dựng triển khai nhằm thu hút, giữ chân cán bộ có trình độ chun mơn cao, đặc biệt là bác sỹ công tác tại các cơ sở y tế của tỉnh. Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về nhân lực mà hiện nay, ngành có trên 5.500 CB,CC,VC-LĐ, trong đó số bác sỹ là 1.500, tỷ lệ bác sỹ có trình độ sau đại học đạt 30%.

Ngành Y tế Quảng Ninh tiếp tục nâng cao y đức, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; quy hoạch đào tạo cán bộ y tế theo chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo hiệu quả; phân bố cán bộ y tế hợp lý

giữa các vùng, miền; thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực y tế, xây dựng bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế ở Hạ Long, Vân Đồn và Móng Cái; tăng cường hợp tác quốc tế để nâng cao chất lượng dịch vụ. Phát triển mạng lưới y tế dự phịng và kiểm sốt dịch bệnh; tăng cường y tế cơ sở, nâng cao chất lượng dịch vụ trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện, ưu tiên đối tượng thuộc diện chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số… Có chính sách thu hút đội ngũ bác sỹ, chuyên gia giỏi về công tác tại tỉnh; đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ y, bác sĩ làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Sở Y tế đã tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe dân nhân, đặc biệt là các địa bàn khó khăn như: Triển khai thực hiện trạm y tế 3 mơ hình, trong đó tăng cường đầu tư trang thiết bị, nhân lực cho trạm y tế khó khăn, đặc biệt đổi mới mơ hình phù hợp với thực tế, tất cả các trạm có khám, chữa bệnh đều được bố trí bác sỹ làm việc, trong đó nhiều xã bố trí 02 bác sỹ. Các trung tâm Y tế hầu hết đã thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến; đồng thời thực hiện được nhiều kỹ thuật của tuyến tỉnh; điều trị thành cơng nhiều ca bệnh nặng, bệnh khó mà khơng phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân. Ngành cũng đã triển khai hệ thống khám chữa bệnh từ xa, kết nối trực tuyến từ 02 bệnh viện tuyến trung ương, các bệnh viện tuyến tỉnh đến 16 điểm cầu tại bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, trong đó có tất cả các địa bàn khó khăn để thực hiện đào tạo, hội chuẩn, hướng dẫn xử lý, điều trị trong các trường hợp cấp cứu, giải quyết những ca bệnh khó khơng thể chuyển viện được, tạo điều kiện cho người dân được điều trị tại ngay địa phương và nâng cao chất lượng y tế cho tuyến dưới.

Tỉnh đã huy động các nguồn lực để đao tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ y bác sĩ với việc đa dạng hóa loại hình đào tạo trong đó tập trung vào đào tạo chuyên khoa, đa khoa, từng bước

chuẩn hóa năng lực nguồn y tế của tình đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 50 - 52)