Nội dung QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 35 - 50)

Quản lý nhà nước về phát triển nhân lực cần được xem xét từ góc độ vài trog của cơ quan hành chính nhà nước trong phát triển nhân lực, được thể hiện qua những nội dung chính sau đây:

- Với vai trị định hướng phát triển nhân lực: thơng qua ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình về phát triển nhân lực

- Vai trị tạo khn khổ pháp luật và mơi trường cho việc phát triển

nhân lực: bao gồm việc ban hành các luật lệ, quy định, chính sách tác động tới các ngành, lĩnh vực liên quan đến phát triển nhân lực.

- Vai trò can thiệp trực tiếp, điều tiết phát triển phát triển nhân lực:

thông qua tài trợ ngân sách, trực tiếp cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản, các công cụ phát triển nhân lực như tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Vai trò kiểm tra, giám sát và thanh tra thực thi chính sách pháp luật

về phát triển nhân lực.

Nội dung quản ý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế được tập trung vào các nội dung sau:

1.2.3.1 Về thực hiện quy hoạch, kế hoạch nguồn nhân lực y tế

Kế hoạch hóa nguồn nhân lực y tế là một nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, bởi nhân lực y tế không chỉ là cán bộ chun mơn y – dược mà cịn bao gồm cả đội ngũ kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề đang tham gia phục vụ y tế ở tất cả các tuyến cơ sở.

Kế hoạch hóa nguồn nhân lực y tế cịn gọi là kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế, công tác này phải được xây dựng dựa trên sự phân tích khoa học vì để đào tạo một y, bác sĩ giỏi cần một thời gian dài, như đào tạo bác sĩ cần 6 năm, bác sĩ chuyên khoa giỏi khoảng 10 năm. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế bao gồm những nội dung rộng lớn hơn, từ việc lập kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến việc sử dụng, quản lý nguồn nhân lực. Việc tính tốn nhu cầu cán bộ hiện nay cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố kinh tế, xã hội.

Hiện nay nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của nhân dân ngày càng tăng ở tất cả các khu vực và các đối tượng. Do đó, việc xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực y tế là xác định số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực y tế cần được đào tạo và bố trí sử dụng trong khoảng thời gian trong tương lai.

Kế hoạch nguồn nhân lực được trình bày dưới hình thức tổng quan, sẽ cho tháy được điều gì xảy ra nếu giả định khác nhau tỏ ra đúng đắn và các đề xuất được thực hiện. Như vậy, có thể thấy trước những biến cố, có thể theo dõi kiểm tra các giả định khác nhau và thực hiện các hành động thích hợp với tình hình. Lợi ích của kế hoạch nguồn nhân lực sẽ cung cấp cho y tế tuyến huyện đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, bổ sung và đào tạo bồi dưỡng. Ngoài ra, bản kế hoạch cịn chỉ dẫn thực tế tình hình làm việc của nhân lực y tế và triển vọng của họ. Kế hoạch nguồn nhân lực xác định nhu cầu về viện trợ, hỗ trợ từ bên ngoài, giúp cho những người đứng đầu có trách nhiệm đưa ra các quyết định, đề nghị, các yêu cầu sát với thực tiễn.

Công tác quy hoạch, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển cơ quan tổ chức. Các nhà quản lý nhà nước phải thấy được tầm quan trọng của vấn đề này để có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực hợp lý, vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ cơ quan tổ chức, vừa tạo điều kiện thuận lợi động viên khuyến khích cán bộ có thể học tập nâng cao trình độ chun mơn và tổ chức quản lý.

Quy định phát triển nguồn nhân lực: là quá trình điều tra, nghiên cứu, xác định nhu cầu về nhân lực y tế, đưa ra các kế hoạch, chính sách và thực hiện để đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực y tế phù hợp với nhu cầu phát triển của ngành y tế trong từng thời kỳ của từng địa phương.

Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý công tác phát triển sớm nguồn cán bộ trẻ, có đức có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo,

quản lý đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của địa phương. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ, phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, đảm bảo sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của tuyến huyện địa phương.

Bộ y tế đã ban hành chiến lược chính sách theo Quyết định số 816/QĐ- BYT “Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020” với mục tiêu phát triển nhân lực y tế đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu phân bố hợp lý, để góp phần nâng cao chất lượng cơng tác y tế dân số, và đáp ứng nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.

1.2.3.2 Xây dựng và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật cho sự phát triển nguồn nhân lực y tế

Sự phát triển nguồn nhân lực của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách và sự quản lý của nhà nước. Nhà nước xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tạo thành hành lang pháp lý để phát triển nguồn nhân lực y tế. Nhà nước sử dụng các cơng cụ pháp luật và các chính sách y tế để điều hành và định hướng nguồn nhân lực y tế sao cho phù hợp với nền y tế Việt Nam và quản lý thống nhất các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho phát triển nguồn nhân lực y tế cho các đơn vị tuyến huyện là ban hành và việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp; xác định vị trí việc làm, quản lý chất lượng nguồn nhân lực y tế .

Pháp luật của nhà nước nhằm điều chỉnh các hành vi quan hệ liên quan đến các hoạt động diễn ra trong lĩnh vực này như hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khám chữa bệnh, kinh doanh và hành nghề y tế thuộc các

thành phần kinh tế, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, các hoạt động tài chính trong lĩnh vực điều hành ngân sách, chế độ viện phí, bảo hiểm y tế,… sản xuất và phân phối, bn bán dược phẩm, kiểm dịch y tế, phịng chống dịch bệnh …

1.2.3.3. Thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực y tế

Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của các cơ quan, đơn vị. Vì vậy, đào tạo là vấn đề rất cần thiết trong quản lý nhân lực. Hệ thông đào tạo nhân lực y tế bao gồm các loại hình đào tạo sau đây:

- Đào tạo chính quy: là loại hình đào tạo chính, dần dần chiếm đa số số

lượng sinh viên ra trường.

- Đào tạo tổng hợp theo địa chỉ là loại hình dựa trên nhu cầu của các

địa phương. Đây là giải pháp trước mắt để đáp ứng theo nhu cầu xã hội cho các vùng khó khăn. Loại hình này sẽ được hạ chế dần và chấm dứt khi các địa phương cơ sở đào tạo và cơ sở giáo dục thường xuyên đối với các nhu cầu của địa phương về đào tạo liên tục, đào tạo chuyên gia, đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho các bác sĩ, dược sĩ của tuyến tỉnh, thành phố.

- Đào tạo vừa làm vừa học: đào tạo nâng bậc, đào tạo sau đại học đối

với chuyên môn không cần thực hành nhiều ở bệnh viện.

Đào tạo gồm 2 nội dung: Đào tạo nhân lực chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… Ngồi ra cịn có hình thức đào tạo lại (đào tạo liên tục, bồi dưỡng chuyên môn) cho các cán bộ đang công tác. Nếu cán bộ không được đào tạo lại thì trình độ chun mơn sẽ bị giảm dần hoặc không phát triển được.

Thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng được giao cho các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như:

- Bộ Y tế giao cho Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo chỉ đạo, hướng

nguồn nhân lực y tế. Các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp thực hiện cơng tác đào tạo liên tục thuộc lĩnh vực phụ trách.

- UBND, thành phố trực thuộc Trung Ương, các Bộ, Ngành chỉ đạo

các cơ quan y tế trực thuộc tổ chức triển khai công tác đào tạo liên tục lĩnh vực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế.

- Sở Y tế, thủ trưởng các cơ quan y tế thuộc các Bộ, ngành chịu trách

nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trong phạm vi phụ trách.

- Thủ trưởng các cơ sở y tế chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, bố trí

kinh phí, tạo điều kiện cho cán bộ được tham gia các khóa đào tạo liên tục theo quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ được giao.

Kết quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần tăng nhanh số lượng và chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực y tế như sau: năm 2011, số bác sĩ (kể cả thạc sĩ và tiến sĩ) cả nước là 64.422 người; số dược sĩ là 16.785 người (kể cả thạc sĩ, tiến sĩ); đến năm 2013, con số tương ứng là 68.466; năm 2014 là 70.362 bác sĩ và 19.083 dược sĩ, đến năm 2015 là 73.567 bác sĩ và 22.230 dược sĩ. Tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ so với số dân cũng tăng đáng kể: Năm 2011 là 7,3 bác sĩ và 1,92 dược sĩ/ 1 vạn dân; năm 2013 là 7,6 bác sĩ và 2,12 dược sĩ/ 1 vạn dân; năm 2015 là 8,0 bác sĩ và 2,41 dược sĩ/ 1 vạn dân (2). Đây mới là con số thống kê trong khu vực cơng lập, nếu tính cả bác sĩ đang cơng tác trong cơ sở y tế tư nhân thì tỷ lệ này sẽ cao hơn.

1.2.3.4. Chính sách đãi ngộ, khen thưởng

Chính sách đãi ngộ, khen thương và khuyến khích người lao động là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc và trên thực tế việc thì việc thi đua, khen thưởng cho người lao động đã góp phần “tạo động lực lơi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước,… hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” Quy định tại Điều 1 Luật Thi đua Khen

thưởng năm 2013. Nghị định 91/2017/NĐ-CP của Chính Phủ cũng đề cập: “Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và các nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác hoặc chiến đấu, phục vụ chiến đấu”.

Chính sách đãi ngộ và khuyến khích người lao động là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất, có tác động lớn với việc phát triển nguồn nhân lực. Chính sách đãi ngọi chính là tập trung vào con người trong các cơ sở y tế, đây chính là một trong những nguồn lực cơ bản, quan trọng góp phần quyết định hồn thiện mục tiêu, nhiệm vụ của cơ sở y tế trong từng giai đoạn và trong quá trình xây dựng và phsat triển tổ chức. Việc thực hiện các chính sách đãi ngộ và khuyến khích người lao động trong cơ sở y tế không chỉ tác động trực tiếp đến người lao động trong các cơ sở y tế mà còn tác động đến cán bộ quản lý trong cơ sở y tế và bản thân chính cơ sở y tế đó.

Khi được hưởng các chính sách đãi ngộ và khuyến khích từ các tổ chức, người lao động được hưởng những lợi ích nhất định, thiết thực, bao gồm các lợi ích về vật chất hoặc tinh thần hoặc cả lợi ích về thể chất lẫn tinh thần. Việc người lao động phấn đấu tốt hơn trong cơng tác, góp phần quan trọng nâng cao hiệu suất, hiệu quả cơng việc của tổ chức. Bởi cạnh đó, việc một hay một nhóm người lao động trong tổ chức được hưởng các chính sách khuyến khích, đãi ngộ sẽ góp phần khích lệ, động viên những người khác trong tổ chức cùng phấn đấu để được hưởng các chính sách, khuyến khích đối với người lao động là đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Với đặc thù của ngành y tế, các chính sách đãi ngộ của ngành y tế thường được đề cập đến là: chế độ phụ cấp trực tiếp, chống dịch, phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp ngành,… với cường độ lao động cao, áp lực nhiều thì việc đảm bảo các chính sách đãi ngộ cho người lao động ngành y cũng là một trong các hoạt động để “giữ chân” và phát triển nguồn nhân lực ngành y tế trong thời điểm kinh tế thị trường.

Bộ y tế đã ban hành Thông tư 38/2018/TT-BYT hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành y tế. Bên cạnh đó việc tăng cường đội ngũ cán bộ y tế cho các vùng sâu, vùng xa và gặp nhiều khó khăn, ngồi các chính sách đãi ngộ cần kết hợp các ưu đãi về tài chính bền vững như: trợ cấp khó khăn, trợ cấp nhà ở, …

1.2.3.5 Tổ chức bộ máy QLNN về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện

Phát triển nguồn nhân lực y tế trong khám bệnh, chữa bệnh theo tinh thần Nghị Quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới xác định mục tiêu tổng quát: Nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ. Với quan điểm “Nghề y là một nghề đặc biệt cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt” theo quan điểm chung phát triern nhân lực y tế Việt Nam trong Quyết định 816/QĐ-BYT phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020” là nhiệm vụ rất nặng nề đối với ngành yy tế. Để thực hiện được nhiệm vụ trên cần phải xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện.

Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu đối với Trung tâm y tế huyện, trên cơ sở Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế, các địa phương quan tâm chỉ đạo xây dựng đề án kiện toàn và sớm quyết định phê quyệt theo thẩm quyền mơ hình Trung tâm huyện đa chức năng, bao gồm y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, dân số và các nhiệm vụ khác của ngành y tế; thống nhất tên gọi “Trung tâm y tế huyện” và thực hiện quản lý theo ngành dọc “Trạm y tế xã, phường, thị trấn, phịng khám đa khoa khu

vực (nếu có) là đơn vị y tế thuộc Trung tâm y tế huyện; Trung tâm y tế huyện trực thuộc Sở Y tế” để đảm bảo phù hợp với các văn bản hướng dẫn, đảm bảo thống nhất với các địa phương khác, đảm bảo sự đồng bộ trong chuyên môn, sự hỗ trợ phù hợp giữa các tuyến, các địa phương trong sự phòng, khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt về chuyên môn, nhiệm vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước và đồng thời đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương. Đây là nội dung quan trọng trong việc triển khai thực hiện kiện toàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 35 - 50)