Những ưu điểm, hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 93 - 97)

05 Ý kiến, đề xuất khác

2.3.1. Những ưu điểm, hạn chế

2.3.1.1. Những ưu điểm

Qua thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực tại các cơ sở tuyến huyện tỉnh Đắk Nông cho thấy công tác phát triển nhân lực y tế và quản lý nhà nước về phát triển nguồn y tế tuyến huyện của tỉnh những năm qua đã được tỉnh quan tâm sâu sắc và đạt được những thành tựu nhất định trong suốt chặng đường 15 năm thành lập.

Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực y tế tuyến huyện ngày càng được củng cố, ổn đinh và phát triển, cơ cấu nguồn nhân lực từng bước điều chỉnh phù hợp, chất lượng đang dần được nâng cao, công tác đào tạo được chú trọng để đáp ứng cả y tế phổ cập; y tế chuyên sâu và được đào tạo chuyên ngành; xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực ngành y tế đang được triển khai, bước đầu có hiệu quả rõ rệt; các chế độ chính sách đối với cán bộ y tế thực hiện đúng theo các quy định của Nhà nước.

Cơng tác bảo vệ, chăm sóc sưc khỏe nhân dân của tỉnh đã có chuyển biến tích cức. Các chương trình, dự án y tế được triển khai đồng bộ, cơng tác y tế dự phịng thu được những thành tựu quan trọng, khống chế đẩy lùi được một số bệnh dịch nguy hiểm và không để bệnh dịch lớn xảy ra. Mạng lưới y tế tuyến huyện được củng cố và phát triển. Các chế độ chính sách đối với cán

bộ y tế cơ sở được quan tâm giải quyết; hoạt động của y tế cơ sở có bước chuyển biến; hệ thống khám chữa bệnh được quan tâm đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị mới, chất lượng điều trị và thái độ cán bộ được tăng cường; từng bước chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về y tế và quản lý bệnh viện.

Các chế độ chính sách về lương, phụ cấp được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Ngành y tế đã tạo được môi trường làm việc thân thiện, hợp lý cho nhân viên phát huy được trình độ chun mơn – nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cơ sở giao thoong, hạ tầng đã được phát triển, cải thiện thuận tiện cho cán bộ y tế trong việc di chuyển và khám bệnh. Công tác thi đua, khen thưởng minh bạch, rõ ràng, tạo động lực cho cán bộ y tế làm việc, gắn bó với nghề.

Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển, có trên 50% trạm y tế đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, 100% trạm y tế đủ điều kiện khám chữa, bệnh. Do đó, cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được thực hiện tốt trên địa bàn. Hệ thống y, dược học cổ truyển được củng cố và phát triển tại tuyến ban đầu, phát huy tác dụng tích cực trong việc điều trị các bệnh viện thông thường và nhiều bệnh mạn tính khác nhau với chi phí thấp, phù hợp với người nghèo và nhân dân vùng nông thông, miền núi.

2.3.1.2. Những tồn tại, hạn chế

Trong những năm gần đây, các hoạt động của các TTYT tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế xã hội cịn nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhaand ân, công chức viên chức và hoạt động của các huyện. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở y tế và các đơn vị cơ sở đã có nhiều phát triển về chun mơn để tăng cường cơng tác phịng chống dịch, khám chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên bên

cạnh đó cũng cịn một số điểm chưa hồn thiện trong công tác quản lý nhà nước về sự phát triển nguồn nhân lực tuyến huyện.

Điểm hình như 6 tháng đầu năm 2020, tình hình dịch bệnh hầu xảy ra tại huyện Đắk G’Long là điểm nóng, khiến 2 trường hợp tử vong. Qua đây cũng nêu lên nhiều thách thức cho ngành y tế của tỉnh Đăk Nơng, TTYT tuyến huyện gặp rất nhiều khó khăn như: thiếu hụt y, bác sĩ; việc bà con cư trú, phân bổ rải rác, tiêu biểu như nhiều cụm dân cư tại xã Đắk R’Măng cách trung tâm huyện hơn 100 km. Muốn tiếp cận bà con để tiêm vắc xin, nhân viên y tế phải trải qua nhiều ngày băng rừng lội suối tới những khu vực khơng có sóng điện thoại và khơng có phương tiện nào di chuyển được ngồi xe máy. Bên cạnh thách thức về bảo quản vắc xin, trang thiết bị y tế, nhân viên y tế cịn gặp nhiều khó khăn do bà con không hợp tác, hoặc không nắm được tỷ lệ sinh, số trẻ tại các cụm, điểm dân cư… Nếu khơng có chính sách thu hút, đãi ngộ phù hợp thì rất khó có đủ y, bác sỹ để thực hiện công tác y tế dự phịng, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân tại một địa phương cịn quá nhiều khó khăn như Đắk G’Long

Cơ cấu nguồn nhân lực phân bổ chưa hợp lý, nguồn nhân lực tập trung chủ yếu ở tuyến tỉnh, huyện cịn tuyền xã thì số lượng nguồn nhân lực còn thấp. Số lượng cán bộ chuyên ngành y tế dự phịng ít. Nhiều cán bộ đào tạo các chuyên ngành chưa phù hợp với yêu cầu công việc. Hiện nay tỉnh Đắk Nơng vẫn thiếu đội ngũ bác sĩ trình độ chun mơn cao và sự phân bổ không đều giữa các huyện, thành phố, trong 5 năm có huyện khơng có thêm bác sỹ mới về. Thực trạng này tiếp tục đặt ra nhiều thách thức trong công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Huyện Đắk G’long hiện thiếu khoảng 30 nhân viên y tế, trong đó có 8 bác sĩ. Đây là con số tối thiểu để ngành thực hiện công tác khám chữa bệnh, cũng như các nhiệm vụ về y tế dự phịng, kiểm sốt các loại dịch bệnh.

Trình độ chuyên môn từng bước được nâng cao nhưng số lượng cán bộ y tế có trình độ đại học cịn thấp đặc biệ là bác sĩ và dược sĩ đại học. Những năm qua mặc dù tỉnh Đắk Nơng đã có chính sách, ngành y tế đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thu hút y, bác sĩ về công tác tại các cơ sở tuyến huyện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số bác sĩ dược sĩ về làm việc tại một số đơn vị tuyến huyện, khi đi khảo sát thực tế về điều kiện khám chữa bệnh, điều kiện cơ sở vật chất, đi lại, … sau đó khơng đồng ý về cơng tác tại đơn vị. Theo đánh giá, chính sách "chiêu hiền đãi sỹ" của Đắk Nông chưa được như ý là do các bác sỹ chưa có mơi trường làm việc tốt, không được thường xuyên sử dụng các trang thiết bị khoa học kỹ thuật để nâng cao tay nghề. "Tiền bạc thì cũng quan trọng nhưng yếu tố mơi trường làm việc là then chốt, quyết định trực tiếp đến việc nhân tài có sẵn sàng về địa phương làm việc hay không. Nếu không giải quyết vấn đề này, nhân tài sẽ lựa chọn ở lại những thành phố lớn thay vì về Đắk Nơng

Tình trạng thiếu nguồn nhân lực trình độ cao vẫn đang là thách thức khơng nhỏ đối với cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tất cả các tuyển từ tỉnh đến cơ sở. Trong khi đó, tỷ lệ bác sĩ ở các địa bàn tuyến xã, huyện, các trung tâm vùng xa có xu hướng ngày một giảm do một số bác sĩ xin chuyển công tác lên tuyến huyện, tỉnh hoặc xin nghỉ việc để đến làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân có mức thu nhập cao hơn. Đây là vấn đề cần được giải quyết để giữ chân đội ngũ y bác sĩ làm việc lâu dài với địa phương, tình trạng thiếu cán bộ y tế giỏi ở các trạm y tế vẫn còn tiếp diễn gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tỉnh. Cán bộ y tế ở các tuyến dưới chỉ khám bệnh thông thường, một số bệnh cần phải chuyển lên tuyến trên do thiếu các trang thiết bị chẩn đốn.

Về cơng tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ y tế tuy được đào tạo bài bản trong quá trình học tập nhưng trình độ, kỹ năng của cán bộ vẫn còn hạn chế,

chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho người dân đang tăng cao. Nhiều điểm hạn chế như: năng lực thực hành của nhân viên khi được tuyển dụng cịn khá hạn chế do q trình học thiếu điều kiện hoặc không được thực hành theo quy định; đào tạo chuyển giao công nghệ y tế đang thiếu định hướng, chưa có những kế hoạch dài hạn. Đào tạo liên tục chưa được coi trọng và gặp nhiều khó khăn, nhất là nhân lực có trình độ cao.

Vấn đề tiền lương và thu nhập còn hạn chết, chưa tương xứng với chức năng nhiệm vụ của cán bộ y tế nhất là nhân lực y tế dự phịng. Định mức phụ cấp nhìn chung cịn thấp, chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với lao động đặc thù của ngành. Các chế độ phụ cấp hiện nay chưa đảm bảo được tính cơng bằng giữa lao động ngành y tế so với các ngành khác và chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút các cán bộ y tế về công tác tại các vùng sâu vùng xa, các huyên khoa đặc thù. Mức chính sách tiền lương hiện tại chưa khuyến khích nhân lực y tế làm việc trong các cơ sở công lập, chưa thu hút được các chuyên gia giỏi về làm việc. Ngồi ra, khơng ít cán bộ y tế đã bỏ cơ sở y tế công lập sang cơ sở y tế tư nhân vì mức lương của các cơ sở y tế tư nhân rất cao so với cơ sở y tế công lập.

Cán bộ y tế có trình độ đại học khơng muốn về làm việc ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và tuyến cơ sở do đời sống khó khăn, sinh hoạt thiếu thốn và điều kiện, môi trường làm việc không phát huy được tay nghề. Vì vậy, các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có bác sĩ, dược sĩ trình độ cao.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 93 - 97)