Bài học tham khảo cho tỉnh Đăk Nông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 55 - 58)

Ngành y tế đang đứng trước những khó khăn, thách thức và cơ hội để phát triển. Với bề dày truyền thống hình thành và phát triển cùng với lịch sử hào hùng của dân tộc, tồn ngành y tế sẽ khơng ngừng phấn đấu, vươn lên để cống hiến, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin yêu của Ðảng và nhân dân. Ðẩy mạnh cơng tác y tế dự phịng, các hoạt động phịng, chống dịch bệnh bảo đảm an tồn, an ninh y tế và nâng cao sức khỏe người dân. Phát huy những thành công, những bài học kinh nghiệm trong phòng, chống đại dịch Covid-19, trong ngăn ngừa, phòng, chống và dập tắt các dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe và tính mạng của người dân. Thúc đẩy các chương trình nâng cao sức khỏe, phịng chống bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm dựa vào cộng đồng; triển khai các chương trình mục tiêu y tế, thực hiện thành cơng mục tiêu phát triển bền vững về y tế.

Tiếp tục nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh phục vụ người dân hướng tới sự hài lòng của người bệnh; giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế với chất lượng tốt hơn. Trước mắt, ngành đẩy mạnh triển khai Ðề án Khám chữa bệnh từ xa, tăng cường trao đổi, hỗ trợ chuyên môn của tuyến trên với tuyến dưới, tăng cường năng lực y tế cơ sở để người dân tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại y tế cơ sở. Ðẩy mạnh cải cách hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất; đẩy nhanh việc thực hiện chăm sóc tồn diện, lấy người bệnh là trung tâm trong phục vụ; tiếp tục giảm tải các bệnh viện tuyến trên; đẩy mạnh phát triển y học cổ

truyền. Xây dựng nền y học Việt Nam vừa khoa học, vừa đại chúng. Tăng cường và đổi mới mạnh mẽ y tế cơ sở trong tình hình mới hướng tới thực hiện bao phủ sức khỏe toàn dân. Triển khai các giải pháp đột phá về chun mơn, cơ chế tài chính, đầu tư cho y tế cơ sở; tăng cường năng lực cho y tế cơ sở; triển khai đề án đào tạo nhân lực cho vùng sâu, vùng xa, miền núi. Thúc đẩy việc sắp xếp tinh gọn bộ máy y tế bảo đảm sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt quan tâm y tế ở các vùng Tây Nguyên.

Các kinh nghiệm về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế của các tỉnh địa phương trên cả nước để lại nhiều bài học q giá, hữu ích, có thể vận dụng thích hợp, sang tạo vào hồn cảnh cụ thể của Đăk Nơng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh hiện nay và lâu dài.

Trong những năm qua, mặc dù ngành y tế của Đăk Nơng đã có nhiều cố gắng, học hỏi và đã được những cố gắng và thành quả nhất định, song nhìn chung vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế, chưa theo kịp trình độ phát triển của ngành y tế cũng như đảm bảo mục tiêu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bản tỉnh. Qua những bài học kinh nghiêm tại một số tỉnh có thể rút ra kinh nghiệm trong phát triển nguồn nhân lực y tế tại trung tâm y tế tuyến huyện tỉnh Đăk Nông trong thời gian tới.

- Đảm bảo đủ tỉ lệ bác sĩ, điều dưỡng tại các cơ sở khám chữa bệnh,

nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho các tuyến cơ sở, giảm tải cho tuyến trên.

- Cần thay đổi chương trình đào tạo cho các nhân viên y tế, chú ý đào

tạo chuyên khoa và chuyên sâu, thường xuyên đào tạo lại, chuyển giao kỹ thuật từ tuyến tỉnh xuống tuyến huyện, nâng cao kỹ năng cho tuyến cơ sở.

- Cần xây dựng cơ chế thu hút và đãi ngộ đối với đội ngũ y tế, bác sĩ

có trình độ chun mơn sâu về làm việc lâu dài tại các cơ sở y tế tuyến huyện.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc cho tuyến huyện, chuyển giao cơng nghệ để nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ y bác sĩ.

- Cần có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng, liên kết, phối hợp để

đào tạo đội ngũ y bác trẻ để đảm bảo đội ngũ kế cận cũng như nâng cao tay nghề cho những cán bộ trẻ. Đặc biệt, tập trung vào những khu vực vùng xa, ít có điều kiện kinh tế, mức sống thấp, nhiều phong tục tập quán.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 55 - 58)