Phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 28 - 33)

1.1.4.1 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực, được biểu hiện ở việc hoàn thiện và nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhận thức của nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Phát triển nguồn nhân lực y tế bao gồm việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Để có nguồn nhân lực tốt phải tiến hành đồng thời cả ba nội dung trên. Hiện nay, công tác đào tạo và sử dụng nhân lực y tế đang được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch dài hạn cho việc phát triển nhân lực là quan trọng vì nó định hướng và quyết định chất lượng cho cơng tác y tế tồn ngành trong tương lai.

Trong phạm vi vi mơ, thì phát triển nguồn nhân lực có thể hiểu là tổng hợp các biện pháp bao gồm hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực, tạo điều kiện về mơi trường làn việc kích thích động cơ, thái độ làm việc của người lao động nhằm đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý đáp ứng mục tiêu và định hướng phát triển của ngành y tế.

Từ những quan niệm trên có thể hiểu: Phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện là toàn bộ những hoạt động tác động vào nguồn nhân lực y tế, để họ có đủ năng lực phục vụ cho nhu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

1.1.4.2. Các nội dung phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện

Phát triển nguồn nhân lực y tế bao gồm nhiều nội dung, nhiều khâu như: tuyển dụng, sử dụng, xây dựng tiêu chuẩn chức danh, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, điều động nhân lực y tế. Các nội dung, khâu, bước này luôn được tác động qua lại, đan xen và gắn kết với nhau.

Nội dung phát triển nguồn nhân lực y tế bao gồm:

* Kế hoạch hóa nguồn nhân lực y tế

Kế hoạch hóa nguồn nhân là q trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực y tế nhằm đề các giải pháp phát triển nguồn nhân lực y tế, thực hiện thành công các mục tiêu về nâng cao năng lực nguồn nhân lực y tế của các cơ sở y tế tuyến huyện. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là nội dung rất quan trọng trong việc xây dựng chính sách để phát triển nguồn nhân lực,

nguồn nhân lực y tế không chỉ là cán bộ chun mơn y – dược mà cịn bao gồm cả đội ngũ kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề đang tham gia phục vụ trong ngành y tế tuyến huyện.

* Tuyển dụng nguồn nhân lực

Tuyển dụng nguồn nhân lực được coi là bước quan trọng, quyết định chất lượng của nguồn nhân lực y tế. Nói cách khác, chất lượng của nguồn nhân lực y tế phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tuyển dụng. Muốn thực hiện tốt công tác này cần căn cứ vào các nguyên tắc sau:

- Xuất phát vào yêu cầu công việc mà tuyển dụng người phù hợp.

- Bảo đảm tiêu chuẩn theo chức danh, phù hợp vị trí việc làm cần

tuyển.

- Bảo đảm tính cơng khai, dân chủ và bình đẳng.

* Sử dụng nguồn nhân lực

Sử dụng nguồn nhân lực y tế là việc bố trí nhân lực vào một vị trí thích hợp với năng lực chun mơn và phẩm chất tâm lý sinh lý của họ nhằm làm cho họ phát huy được hết năng lực vốn có của bản thân cho cơng việc. Sau đây là nội dung các hoạt động của quy trình.

- Xây dựng tiêu chuẩn: là việc đưa ra những quy định khách quan cho

từng vị trí, chức danh nguồn nhân lực. Tiêu chuẩn đặt ra có thể bao gồm nhiều nội dung như trình độ, phẩm chất, giới tính, độ tuổi tùy theo yêu cầu của mỗi đơn vị.

- Bố trí, sắp xếp nhân lực y tế: là khâu quan trọng nhất, nó quyết định

trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác sử dụng nhân lực của đơn vị. Hiện tại ngành y tế được thực hiện dưới một số hình thức cụ thể sau: bổ nhiệm, đề bạt, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm…

Trong chính sách sử dụng nguồn nhân lực y tế, việc đánh giá nguồn nhân lực là yêu cầu và một khâu quan trọng trong quản lý, sử dụng nguồn

nhân lực. Việc đánh giá chính xác các hoạt động, các mức độ hồn thành cơng việc của nguồn nhân lực trong tổ chức giúp nhà lãnh đạo, quản lý đưa ra được phương án sử dụng, đãi ngộ, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật một cách kịp thời và đúng đắn.

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế: là một trong những nội dung

quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực y tế là chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Tiến trình đổi mới, phát triển đổi mới, phát triển và hội nhập địi hỏi nguồn nhân lực ở bất kì cơ quan, tổ chức, ngành nào cũng phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Để có đủ số lượng và khơng ngừng nâng cao chất lượng thì đào tạo, bồi dưỡng là một chính sách quan trọng.

- Tạo động lực cho nguồn nhân lực: Tạo động lực cho đội ngũ cán bộ y

tế là một bộ phận trong hệ thống các chính sách của nhà nước cũng như của ngành y tế để phát triển nguồn nhân lực. Đó là hệ thống chính sách tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chính sách đãi ngộ và phúc lợi khác. Chính sách này tác động đến quán trình phát triển nguồn nhân lực, phục vụ cho sự phát triển ngành y tế nói riêng và đất nước nói chung.

Ngồi ra chính sách tiền lương, thưởng và các đãi ngộ về vật chất, cần ban hành một hệ thống các chính sách khác để phát huy tiềm năng của cán bộ, tạo mơi trường làm việc, chính sách thi đua, khen thưởng, chế độ thăng tiến. Nhà nước ban hành các chính sách này nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức ngành y tế luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả làm việc.

Chính sách sử dụng nguồn nhân lực y tế cần phải chú trọng thu hút được những người tài, có phẩm chất đạo đức vào công tác ngành; phải được đề ra và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trong tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực; sắp xếp, bố trí và sử dụng cán bộ đúng với năng lực chuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mơn; khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực y tế, giảm tải sự áp lực cho tuyến trên nhằm phát huy các nguồn lực, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành y tế.

1.1.4.3 Vai trò và sự cần thiết phát triển nguồn y tế tuyến huyện

Trung tâm y tế tuyến huyện có vai trị quan trọng và bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp và hiệu quả nhất. Mạng lưới y tế tuyến huyện ngày càng có ý nghĩa chủ đạo trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân, thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, các chương trình mục tiêu y tế, nhất là việc khám và chữa bệnh cho người dân những vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn, tỉ lệ người nghèo cao, lại xa các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương.

Trong những năm qua, Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành chương trình hành động cụ thể: hồn thiện mơ hình trung tâm y tế huyện đa chức năng và tăng cường công nghệ chuyển giao kỹ thuật cho tuyến huyện. Đồng thời đẩy mạnh việc quản lý sức khỏe, theo dõi các bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế, phát triển mơ hình phịng khám bác sĩ gia đình ở tuyến huyện để nâng cao hoạt động của y tế tuyến huyện.

Do đó, sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:

-Mạng lưới y tế tuyến huyện vẫn chưa thực sự thích ứng với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật; chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn của nhân dân; hệ thống tổ chức y tế còn thiếu ổn định, hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

- Chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến dưới cịn thấp; danh mục thuốc ít,

nghèo nàn và chi từ Quỹ Bảo hiểm y tế cho người dân khám, chữa bệnh tại tuyến cơ sở cịn hạn chế; tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến trên chậm được khắc phục.

- Người dân còn thiếu sự tin tưởng vào đội ngũ cán bộ y tế tuyến huyện, chưa tin vào trình độ và năng lực của đội ngũ các bác sĩ tuyến huyện.

Do vậy, việc phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện là thật sự cần thiết và cấp bách. Đồng thời cần tập trung nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ y tế bằng nhiều hình thức đào tạo lại, đào tạo bổ sung, luân chuyển bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới nhằm thu hút người bệnh về tuyến xã. Việc đưa bác sĩ từ tuyến trên, kể cả tuyến trung ương về hướng dẫn, đào tạo bằng cách “cầm tay chỉ việc” cho cán bộ y tế tuyến cơ sở là rất cần thiết. Mặt khác, cần tăng chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các y, bác sĩ về làm việc ở tuyến cơ sở.

Có thể nói, trong bối cảnh mơ hình bệnh tật đang có nhiều thay đổi, địi hỏi y tế tuyến cơ sở phải thay đổi nhằm làm tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Để y tế cơ sở từ chỗ chỉ là "tuyến dưới", trở thành "trung tâm" và giữ vai trị là "người gác cổng", góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, ngành Y tế cần tiếp tục thực hiện đổi mới y tế cơ sở một cách toàn diện, đồng bộ, bảo đảm tất cả mọi người dân được sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.

Tóm lại, nguồn nhân lực y tế tuyến huyện là nhân tố quyết định cho sự phát triển sức khỏe xã hội mà sức khỏe là vốn quý giá nhất của người dân.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 28 - 33)