Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát để phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 119 - 122)

05 Ý kiến, đề xuất khác

3.3.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát để phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện

nguồn nhân lực y tế tuyến huyện

Hoạt động thanh tra, kiểm tra vừa là công cụ vừa là phương thức tác động hướng đến đích của chủ thể quản lý nhằm xem xét một cách toàn diện các hoạt động quản lý, thanh tra, kểm tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu

quả của công tác quản lý nhà nước. Để quyết định quản lý nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành một cách chính xác, đầy đủ thì các cơ quan ban hành phải đề ra quy trình thực hiện cụ thể, rõ ràng. Trong quy trình đó khơng thể thiếu hoạt động của thanh tra, kiểm tra để đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý, khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí hủy bỏ một phần hay tồn bộ quyết định này.

Về những vấn đề nội dung cần phải tiến hành đổi mới và tập trung trong vệc thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kết quả khảo sát và điều tra cho thấy, cần phải thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra ở mọi khâu, mọi nhiệm vụ trong phát triển nguồn nhân lực y tế nhưng nên tập trung những nội dung như: trong thu hút tuyển dụng, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực y tế; công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ y tế; công tác đào tạo và bồi dưỡng; hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lực vật chất, tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Đây là những nội dung quan trọng nhất mà các cơ quan chức năng cần phải tập trung công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện ngày càng phát triển ổn định, bền vững, chất lượng và hiệu quả.

Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện trong giai đoạn tới cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, thực hiện nghiêm hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra trong hoạt động y tế, trong quản lý phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện.

Thứ hai, kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra y tế theo hướng nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động y tế cho cán bộ làm cơng tác thanh tra. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra được thiết kế phải đảm

bảo cung cấp những kiến thức về phát triển nguồn nhân lực, pháp luật, nghiệp vụ thanh tra, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp… Hình thức đào tạo cần được lựa chọn sao cho phù hợp với thực trang lực lượng thanh tra có thể đào tạo trực tiếp, từ xa, qua mạng, bồi dưỡng nghiệp vụ,…

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, nhất là các hoạt động liên quan đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; thanh tra, kiểm tra chất lượng các cơng trình, dự án và đề tài nghiên cứu khoa học; những hoạt động sau nghiệm thu của các cơng trình nghiên cứu khoa học. Xây dựng hệ thống tiêu chí đặc trưng chuyên dùng cho đánh giá quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế.

Thứ tư, cơng khai hóa và minh bạch hóa các thơng tin liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ y tế, tăng cường xử lý những hành vi sai phạm liên quan đến phát triển nguồn nhân lực y tế, tăng cường theo dõi và đánh giá đối tượng thụ hưởng các chế độ thu hút, hỗ trợ theo thời hạn quy định thường là 0,5 năm, đánh giá hiệu quả cơng việc so với trình độ theo văn bằng thu hút ban đầu để tạo động lực làm việc thật sự sau khi được thu hút, cũng như tạo được sự đồng thuận giữa người được hưởng chế độ thu hút, hỗ trợ và người khơng được hưởng.

Thứ năm, đổi mới và hồn thiện hệ thống cung cấp và xử lý thông tin, chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ của cơ sở y tế cho các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực thông qua Sở Y tế. Hệ thống thông tin thông suốt sẽ tạo ra cơ sở tốt cho việc truyền tải các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước tới đối tượng liên quan cũng như tiếp nhận kịp thời thông tin phản hồi ngay từ những vướng mắc nhỏ. u cầu thơng tin là phải chính xác, kịp thời, đầy đủ, cơng khai, có thẩm quyền, hiệu quả, có ích. Hệ thống đường dây nóng phải thiết kế đến tận huyện, xã. Bộ phận đường dây nóng phải có khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin một cách kịp thời, đúng quy

định pháp luật. Thông tin được xác nhận phải đề xuất với các đơn vị liên quan có biện pháp xử lý đúng lúc, đúng việc, đúng người.

Thứ sáu, kiểm sốt tốt sử dụng ngân sách, tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý và phát triển nguồn nhân lực y tế; kiểm soát chi thu tăng thêm ở các cơ sở y tế thực hiện cơ chế tự chủ chi thường xuyên.

Thứ 7, tăng cường đánh giá viên chức: thông qua hoạt động đánh giá nhân viên lãnh đạo đơn vị gián tiếp sẽ đánh giá và kiểm tra được lượng công việc mà nhân lực tại đơn vị mình đã làm được. Đây có thể coi là một hình thức kiểm tra từ dưới lên, tìm ra được những điểm yếu từ chính bản than nhân tố chủ đạo tại đơn vị đó là con người, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thực hiện cơng tác kiểm tra, chấm điểm chéo giữa các đơn vị trong tỉnh, qua đó đánh giá và đưa ra các giải pháp để hồn thiện hơn.

Ngồi việc tăng cường cơng tác thanh tra, hoạt động giám sát thực thi chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế của hội đồng nhân dân tỉnh cũng cần được duy trì và đẩy mạnh hơn nữa. Cơng tác giám sát phải được thực hiện thường xuyên cũng như định kỳ. Thực hiện được như vậy thì hoạt động giám sát thực thi chính sách một mặt sẽ góp phần đưa chính sách để phát triển nguồn nhân lực y tế của tỉnh nói chung, tuyến huyện nói riêng vào thực tiễn mặt khác sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực đánh giá và phát triển được những điểm khơng phù hợp của chính sách để kịp thời điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chúng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực y tế tuyến huyện, tỉnh đắk nông (Trang 119 - 122)