Thị sinh trưởng của thỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 37 - 39)

2.2.1.1. Giai đoạn bú sữa (1 - 4 tuần tuổi)

Sinh trưởng của thỏ con bú sữa chịu ảnh hưởng của giai đoạn bào thai trong tử cung thỏ mẹ. Vì vậy, việc chăm sóc thỏ chửa không những ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng và sự phát triển của thai, mà còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thỏ con sau khi sinh ra. Nếu thỏ cái chửa không được nuôi dưỡng tốt, nó phải huy động chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi thai dẫn đến suy nhược cơ thể,

Tuổi, ngày K hố i l ư n g, g/ co n Kt Be Ae t y − − = ) (

giảm sức sống đàn con, đồng thời giảm khả năng tiết sữa của thỏ mẹ, nên đàn thỏ con còi cọc, tỷ lệ chết cao.

Thỏ con giai đoạn này rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường bên ngoài, nhất là nhiệt độ. Những ngày đầu sau khi sinh thỏ con cần có nhiệt độ thích hợp là 28oC sau đó giảm dần đến 25oC ở một tuần tuổi. Nếu nhiệt cao hơn hoặc thấp hơn thỏ con sẽ ít hoạt động, không muốn bú mẹ, da nhăn nheo, biến màu, tỷ lệ chết cao.

Tùy theo giống thỏ, số con/lứa, mà khối lượng sơ sinh thay đổi trong khoảng 40 - 80g. Thỏ New Zealand White có khối lượng sơ sinh khoảng 55 - 60g, các giống thỏ nội có khối lượng sơ sinh thấp hơn, thỏ lai có khối lượng sơ sinh khoảng 40 - 50g (Nguyễn Kim Lin và cs., 2006). Khi mới sinh thỏ chưa mở mắt, toàn thân chưa có lông để lộ lớp da mỏng màu đỏ hồng. Chúng lớn rất nhanh, sau 4 - 5 ngày khối lượng tăng gấp đôi, sau một tuần toàn thân đã mọc một lớp lông mịn và mỏng. Thỏ con mở mắt khi được 9 - 12 ngày tuổi, số thỏ con/lứa đẻ càng nhiều thì thỏ con càng lâu mở mắt. Sau 2 tuần thỏ con đã thích bò ra khỏi ổ và bắt đầu ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng thức ăn ngoài sữa chỉ tăng lên đáng kể sau 3 tuần tuổi, khi đó thỏ bắt đầu có khả năng tạo phân mềm (Melbourne Rabbit Clinic, 2012). Trong giai đoạn này thỏ con chủ yếu sống bằng sữa mẹ, vì vậy năng suất sữa của thỏ mẹ là nhân tố quyết định tốc độ sinh trưởng của thỏ con. Tùy theo tốc độ sinh trưởng mà thỏ con được cai sữa mẹ lúc 25 - 30 ngày tuổi, lúc này khối lượng đạt 400 - 500 g/con và 500 - 600 g/con tương ứng đối với thỏ lai và thỏ ngoại (Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2003).

2.2.1.2. Giai đoạn sinh trưởng (5 - 8 tuần tuổi)

Tuần đầu sau cai sữa là giai đoạn sinh trưởng chậm của thỏ con, đồng thời chúng lại thay lông lần đầu. Giai đoạn này, thỏ còn yếu và dễ mắc bệnh vì cơ thể chưa phát triển hoàn thiện lại bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh mới như thức ăn, không khí, lồng chuồng. Cuối giai đoạn này, thỏ New Zealand có thể đạt khối lượng từ 1,5 - 1,6 kg/con đến 1,8 - 1,9 kg/con tùy theo điều kiện nuôi dưỡng (Sampaio et al., 2005).

2.2.1.3. Giai đoạn vỗ béo (9 - 12 tuần tuổi)

Trong giai đoạn này thỏ thích ứng tốt hơn với môi trường ngoại cảnh, độc lập với các ảnh hưởng từ thỏ mẹ, ăn được nhiều thức ăn khác nhau nên chúng sinh trưởng nhanh. Đây là giai đoạn sinh trưởng cao nhất của thỏ. Thỏ có thể đạt

khối lượng 2,4 - 2,5kg lúc 12 tuần tuổi, thỏ đạt khối lượng trưởng thành (3 - 3,5kg) lúc 17 - 18 tuần tuổi (Sampaio et al., 2005) (hình 2.6). Tuần tuổi thứ 12 trở đi tăng khối lượng giảm dần và thỏ bắt đầu phát dục (Đinh Văn Bình và Nguyễn Kim Lin, 2003).

Nguồn: Sampaio et al. (2005)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 37 - 39)