Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 55)

3.4.1. Điều tra hiện trạng chăn nuôi thỏ

3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Những thông tin thứ cấp về số lượng thỏ trong cả nước được lấy từ các cơ quan thống kê trung ương và địa phương.

3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Các tỉnh được lựa chọn để điều tra mang tính đại diện cho các vùng khác nhau của miền Bắc gồm: Bắc Giang (miền núi), Vĩnh Phúc (trung du) và Ninh Bình (đồng bằng). Căn cứ đặc điểm sinh thái, tập quán chăn nuôi, thị trường tiêu thụ và giới thiệu của Sở NN&PTNT, Trung tâm khuyến nông, mỗi tỉnh chọn 3 huyện, mỗi huyện chọn 3 xã, mỗi xã chọn ngẫu nhiên 10 - 11 hộ chăn nuôi thỏ (có quy mô 10 thỏ cái trở lên) với tổng số 269 hộ được điều tra. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, chăn nuôi hoặc người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng thỏ về quy mô, cơ cấu giống thỏ, nguồn thức ăn xanh sử dụng (bộ phận và mùa vụ), chuồng trại… theo bộ câu hỏi (phụ lục 1). Các thông tin, số liệu được chúng tôi tổng hợp và ghi trực tiếp vào biểu mẫu đã được chuẩn bị sẵn. Mặt khác, chúng tôi tiến hành chụp ảnh để lấy hình ảnh về giống thỏ, chuồng trại, thức ăn… để minh họa cho vấn đề nghiên cứu.

3.4.2. Xác định thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn

Để xác định thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn xanh phổ biến dùng để nuôi thỏ, 02 thí nghiệm tiêu hóa đã được tiến hành. Cụ thể như sau:

3.4.2.1. Thí nghiệm 1: Xác định thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn

thô xanh giàu xơ

a) Gia súc thí nghiệm

Tổng số 24 thỏ đực New Zealand 8 tuần tuổi (1,62 ± 0,21kg) được dùng trong hai đợt thí nghiệm (mỗi đợt 12 con).

b) Thức ăn thí nghiệm

Các loại thức ăn thí nghiệm gồm cỏ lông para (Brachiaria mutica), cỏ setaria (Setaria sphacelata), cỏ voi (Pennisetum purpureum) và thóc. Thức ăn thô xanh được thu cắt giai đoạn tái sinh 35 - 50 ngày, chặt ngắn 15 - 20cm và Thức ăn thô xanh được thu cắt lúc 35 - 50 ngày tái sinh, chặt ngắn 15 - 20cm và phơi tái trước khi cho ăn. Để đảm bảo lượng thu cắt mỗi ngày khoảng 4-5kg cho

mỗi loại thức ăn xanh đúng tuổi thu cắt, các loại cỏ được trồng trong 4 ô/giống cỏ (mỗi ô 20 - 25m2), các ô được trồng cách nhau 15 ngày. Quy trình trồng và chăm sóc các giống cỏ được trình bày ở phụ lục 3.

c) Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm triển khai từ 8/2012 đến tháng 01/2013 tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc.

d) Thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ô vuông latin phức tạp 4x4x3 (Multiple latin square design – MLSD) tương ứng với 4 loại thức ăn (lông para (Brachiaria mutica), cỏ setaria (Setaria sphacelata), cỏ voi (Pennisetum purpureum) và thóc), 4 giai đoạn thí nghiệm, 3 lần lặp lại/ô vuông latin. Thí nghiệm được thực hiện thành 2 đợt nhắc lại, mỗi đợt dùng 12 thỏ đực New Zealand 8 tuần tuổi chia đều ngẫu nhiên thành 4 lô (3 thỏ cố định/lô) tương ứng với 4 loại thức ăn trong mỗi giai đoạn thí nghiệm kéo dài 14 ngày, gồm 7 ngày nuôi thích nghi, 7 ngày thu thập dữ liệu và lấy mẫu. Trong mỗi lô thí nghiệm, mỗi thỏ được nuôi trong lồng riêng biệt (92 x 61 x 42cm) cho phép xác định lượng thức ăn thu nhận và lượng phân thải ra theo cá thể. Sau mỗi giai đoạn thí nghiệm, thức ăn thí nghiệm được chuyển ngẫu nhiên sang ô vuông latin (lô) khác cho giai đoạn thí nghiệm tiếp theo sao cho mỗi thỏ đều được ăn tất cả các loại thức ăn thí nghiệm.

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên các loại thức ăn xanh giàu xơ Thỏ Thỏ 1 Thỏ 2 Thỏ 3 Thỏ 4 Thỏ 5 Thỏ 6 Thỏ 7 Thỏ 8 Thỏ 9 Thỏ 10 Thỏ 11 Thỏ 12 GĐ1 PAR PAR PAR VOI VOI VOI SET SET SET THO THO THO

GĐ2 THO THO THO PAR PAR PAR VOI VOI VOI SET SET SET

GĐ3 SET SET SET THO THO THO PAR PAR PAR VOI VOI VOI

GĐ4 VOI VOI VOI SET SET SET THO THO THO PAR PAR PAR

* Ghi chú: GĐ - giai đoạn, PAR - cỏ lông para, SET - cỏ setaria, VOI - cỏ voi, THO - thóc.

e) Nuôi dưỡng và quản lý

Trước khi tiến hành thí nghiệm, thỏ được tiêm vắc xin phòng bệnh bại huyết và uống thuốc phòng bệnh cầu trùng. Thỏ được cho ăn tự do (ad libitum) thức ăn thí nghiệm với 3 lần cho ăn/ngày vào các thời điểm 8:00, 14:00 và 20:00h. Nước uống được cung cấp tự do suốt ngày đêm.

f) Phương pháp xác định các chỉ tiêu

- Phương pháp phân tích TPHH và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn

Mẫu thức ăn cho ăn, mẫu thức ăn thừa và mẫu phân được phân tích chất khô (DM), chất hữu cơ (OM), protein thô (CP), xơ thô (CF), mỡ thô (EE) và tro (Ash) được phân tích theo các tiêu chuẩn tương ứng TCVN-4326-2001, TCVN- 4328-2007, TCVN-4329-2007, TCVN-4331-2001 và TCVN-4327-2007. Các thành phần xơ NDF và xơ ADF được xác định theo phương pháp của Van Soest

et al. (1991). Năng lượng trao đổi (ME) của thức ăn cho thỏ được ước lượng theo công thức của Lebas (2013):

ME = DE × (0,995 - 0,0048 × DP/DE) Trong đó:

DE (MJ/kg DM) = 15,627 + 0,000982CP² + 0,0040EE² - 0,0114Ash² - 0,169ADF ± 1,250

DP (%) = 64,734 + 0,646 CP + 2,17CF + 0,414NDF - 2,894ADF ± 9,338% * Ghi chú: CP - protein thô (% DM); EE - mỡ thô (% DM); Ash - Khoáng tổng số (% DM); CF - xơ thô (% DM); NDF - xơ trung tính (% DM); ADF - xơ axít (% DM).

- Phương pháp xác định tăng khối lượng hàng ngày

Thỏ được cân khối lượng vào đầu và cuối mỗi giai đoạn thí nghiệm (không kể thời gian nuôi thích nghi) vào lúc 7h sáng, trước lúc cho ăn. Tăng khối lượng bình quân hàng ngày (ADG) trong mỗi giai đoạn thu mẫu được tính theo công thức: ADG = (Khối lượng đầu kỳ - Khối lượng cuối kỳ)/số ngày nuôi. Đối với từng loại thức ăn, số liệu ADG là số liệu cá thể của những thỏ ăn thức ăn đó trong 4 giai đoạn thí nghiệm.

- Phương pháp xác định lượng thức ăn thu nhận: Thu nhận thức ăn cá thể được tính bằng chênh lệch giữa lượng cho ăn và lượng thừa hàng ngày (tính theo vật chất khô).

- Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến (gọi tắt tỷ lệ tiêu hóa) chất dinh dưỡng (tính theo DM)

Tỷ lệ tiêu hoá chất dinh dưỡng (Y, %) = 100*(A-B)/A, trong đó A và B tương ứng là lượng chất dinh dưỡng Y ăn vào và chất Y thải ra trong phân. Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) được tính bằng tỷ lệ lượng các chất dinh dưỡng thu nhận/tăng KL.

- Phương pháp thu thập mẫu thức ăn và mẫu phân

Trong giai đoạn thu mẫu, thức ăn cho ăn được cân trước mỗi bữa ăn và thức ăn thừa được cân vào buổi sáng hàng ngày trước khi cho ăn bữa đầu tiên. Mẫu thức ăn cho ăn và mẫu thức ăn thừa được lấy mẫu theo từng cá thể (TCVN 4325:2007). Các mẫu được buộc chặt trong túi nilon và bảo quản trong tủ lạnh âm sâu -25oC. Cuối mỗi giai đoạn, các mẫu thức ăn cho ăn, mẫu thức ăn thừa được trộn đều theo lô và lấy mẫu đại diện, sấy khô, nghiền nhỏ qua mắt sàng 1mm (Cyclotec 1093 sample mill, Foss, Hillerød, Denmark) để phân tích thành phần hóa học. Tổng số mẫu phân tích cho mỗi loại thức ăn là 32 mẫu thức ăn (1 mẫu/lô x 4 lô x 4 giai đoạn x 2 đợt thí nghiệm) và 32 mẫu thức ăn thừa (1 mẫu/lô x 4 lô x 4 giai đoạn x 2 đợt thí nghiệm). Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thu nhận được tính theo lượng thu nhận thực tế của từng cá thể.

Trong giai đoạn thu mẫu, toàn bộ phân thỏ được xác định liên tục trong 7 ngày cho từng cá thể. Tổng lượng phân hàng ngày được thu thập, buộc kín và được bảo quản ở nhiệt độ -25°C. Cuối mỗi giai đoạn, tất cả các mẫu phân được cân gộp tương ứng với mỗi thỏ riêng biệt, lấy mẫu đại diện 10% để gửi đi phân tích. Tổng số mẫu phân phân tích là 96 mẫu phân (3 mẫu/lô x 4 lô x 4 giai đoạn x 2 đợt thí nghiệm).

g) Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm được phân tích phương sai (ANOVA) đối với thí nghiệm ô vuông latin phức tạp 3, 4 x 4 bằng thủ tục GLM của phần mềm Minitab 16. So sánh cặp đôi các giá trị trung bình theo phương pháp Tukey ở mức P<0,05. Các biến độc lập gồm: loại thức ăn và giai đoạn thí nghiệm, cá thể thỏ thí nghiệm; các biến phụ thuộc gồm: lượng dinh dưỡng thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa, tăng khối lượng bình quân (ADG) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR). Mô hình thống kê như sau:

Yjjkl = µ + Oi + Ti + Gj + Ck + eijkl

Trong đó:

µ: Giá trị trung bình (ADG, FCR);

Oi : ảnh hưởng của ô vuông thứ i (i= 1 đến 3); Tj : ảnh hưởng của thức ăn thứ j (j = 1 đến 4);

Gj: ảnh hưởng của giai đoạn thí nghiệm thứ j (j = 1 đến 4);

Ck (Oi): ảnh hưởng của cá thể k (k = 1 đến 4) trong ô vuông i (i = 1 đến 3); eijkl: sai số ngẫu nhiên.

3.4.2.2. Thí nghiệm 2: Xác định thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn thô xanh giàu protein

a) Gia súc thí nghiệm

Tổng số 24 thỏ đực New Zealand 8 tuần tuổi (1,53 ± 0,13kg) được dùng trong hai đợt thí nghiệm (mỗi đợt 12 con).

b) Thức ăn thí nghiệm

Chè đại (Trichanthera gigantea), rau muống (Ipomoea aquatica), rau lang (Ipomoea batatas) và thức ăn hỗn hợp. Chè đại được thu cắt lúc 45 - 60 ngày tái sinh, rau muống và rau lang thu cắt lúc 35 - 45 ngày tuổi. Thức ăn thô xanh được chặt ngắn 15 - 20cm và phơi tái trước khi cho ăn. Để đảm bảo lượng thu cắt mỗi ngày khoảng 4 - 5kg cho mỗi loại thức ăn xanh đúng tuổi thu cắt, các loại cỏ được trồng trong 4 ô/giống cỏ (mỗi ô 40 - 45m2), các ô được trồng cách nhau 15 ngày. Quy trình trồng và chăm sóc các giống cỏ được trình bày tại phụ lục 3.

c) Thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm được thiết kế tương tự như thí nghiệm 1 (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên các loại thức ăn xanh giàu protein

Thỏ 1 Thỏ 2 Thỏ 3 Thỏ 4 Thỏ 5 Thỏ 6 Thỏ 7 Thỏ 8 Thỏ 9 Thỏ 10 Thỏ 11 Thỏ 12 GĐ1 CĐ CĐ CĐ RL RL RL RM RM RM HH HH HH GĐ2 HH HH HH CĐ CĐ CĐ RL RL RL RM RM RM GĐ3 RM RM RM HH HH HH CĐ CĐ CĐ RL RL RL GĐ4 RL RL RL RM RM RM HH HH HH CĐ CĐ CĐ

* Ghi chú: GĐ - giai đoạn, CĐ - chè đại, RL - rau lang; RM - rau muống, HH - thức ăn hỗn hợp.

d) Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm triển khai từ 8/2012 - tháng 01/2013 tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc.

e) Nuôi dưỡng và quản lý

Quá trình nuôi dưỡng và quản lý tương tự như thí nghiệm 1.

f) Phương pháp xác định các chỉ tiêu

Phương pháp xác định thành phần hóa học của thức ăn, giá trị dinh dưỡng, lượng thu nhận, tỷ lệ tiêu hóa, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn tương tự như thí nghiệm 1.

g) Phương pháp xử lý số liệu

Mô hình thống kê và phương pháp xử lý số liệu tương tự như thí nghiệm 1.

3.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn trưởng và chuyển hóa thức ăn

Để đánh giá được ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, các thí nghiệm thay thế tỷ lệ giữa các loại thức ăn xanh giàu protein và giàu xơ đã được tiến hành nhằm tạo ra sự biến động lớn về thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần (thí nghiệm 3.1-3.5).

3.4.3.1. Gia súc thí nghiệm

Tổng số 125 thỏ đực New Zealand 6 tuần tuổi (1,14 ± 0,19kg).

3.4.3.2. Thức ăn thí nghiệm

Chè đại (Trichanthera gigantea), rau muống (Ipomoea aquatica), rau lang (Ipomoea batatas), cỏ lông para (Brachiaria mutica), cỏ setaria (Setaria sphacelata), cỏ voi (Pennisetum purpureum) và thóc. Thức ăn thô xanh được chặt ngắn 15 - 20cm và phơi tái trước khi cho ăn. Để đảm bảo lượng thu cắt mỗi ngày của từng loại thức ăn xanh đúng tuổi thu cắt, các loại thức ăn xanh được trồng trong 4 ô/giống cỏ (mỗi ô 150 m2/thức ăn xanh giàu protein; mỗi ô 80-90 m2/thức ăn giàu xơ), các ô được trồng cách nhau 15 ngày. Quy trình trồng và chăm sóc các giống cỏ được trình bày ở phụ lục 3.

3.4.3.3. Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm triển khai từ 01/2013 - 5/2013 tại trường Cao đẳng Kinh tế -Kỹ thuật Vĩnh Phúc và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

3.4.3.4. Thiết kế thí nghiệm

Tổng số 125 thỏ đực New Zealand 6 tuần tuổi được chia thành 25 nhóm (mỗi nhóm 5 con) để cho ăn các khẩu phần ăn khác nhau. Các loại thức ăn sử dụng (bảng 3.3) chủ yếu là thức ăn xanh được phối hợp bằng cách thay thế thức ăn giàu xơ và năng lượng (cỏ voi, lông para, cỏ setaria, thóc) bằng thức ăn giàu protein (rau muống, rau lang, lá chè đại) theo các tỷ lệ khác nhau (0, 25, 50,75 và 100%) để tạo ra sự biến động lớn về mật độ năng lượng, protein và xơ trong khẩu phần (bảng 3.4). Hàm lượng năng lượng, protein và xơ của các khẩu phần này thay đổi trong những miền biến động lớn bao phủ được các giá trị theo các khuyến cáo của một số tác giả nghiên cứu về dinh dưỡng, thức ăn cho thỏ như:

Bảng 3.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm

Thức ăn DM CP NDF ADF CF EE Ash ME

(%) (%DM) (%DM) (%DM) (%DM) (%DM) (%DM) (kcal/kg DM) Cỏ voi 14,43 14,44 62,36 33,14 28,89 0,62 13,42 1827 Cỏ setaria 13,67 15,29 60,38 33,21 28,87 2,86 11,03 1990 Cỏ lông para 17,17 11,26 76,39 35,35 31,40 0,59 11,42 1875 Rau muống 11,82 26,79 30,07 19,72 20,42 1,32 11,95 2445 Dây khoai lang 11,00 23,06 37,76 22,45 19,78 2,55 11,24 2398 Lá chè đại 17,45 18,82 45,76 25,46 24,41 2,27 14,27 2058 Thóc 88,01 6,94 32,19 16,60 13,86 0,29 8,10 2819 Gạo 88,14 7,61 5,31 3,32 13,46 0,31 5,01 3426

* Ghi chú: DM: Chất khô, CP: protein thô, NDF: xơ không tan trong chất rửa trung tính, ADF: xơ không tan trong chất rửa axit, CF: xơ thô, EE: mỡ thô, Ash: khoáng tổng số, ME: Năng lượng trao đổi.

Kết quả nghiên cứu của NRC (1977), Lebas (1980) và các công trình nghiên cứu gần đây về thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần cho thỏ (Tao and Li, 2006; Pinheiro et al., 2009; De Blas and Mateos, 2010; Osho et al., 2013). Mức độ biến động này cho phép thăm dò được đáp ứng của thỏ thông qua tốc độ sinh trưởng hàng ngày (ADG) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) đối với các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần.

Bảng 3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thăm dò ảnh hưởng của hàm lượng năng lượng, protein và xơ đến sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn

TN3.1 TN3.2 TN3.3 TN3.4 TN3.5

PAR100&CD0 VOI100&RM0 SET100&RL0 RM&THOC0 RL&THOC0 PAR75&CD25 VOI75&RM25 SET75&RL25 RM&THOC1 RL&THOC1 PAR50&CD50 VOI50&RM50 SET50&RL50 RM&THOC2 RL&THOC2 PAR25&CD75 VOI25&RM75 SET25&RL75 RM&THOC3 RL&THOC3 PAR0&CD100 VOI0&RM100 SET0&RL100 RM&THOC4 RL&THOC4

* Ghi chú: 0, 25, 50, 75, 100 là mức của các loại thức ăn thô xanh trong khẩu phần; 0, 1, 2, 3 và 4 là mức thóc trong khẩu phần (%KL). PAR - cỏ lông Para, CD - chè đại,

VOI - cỏ voi; RM - rau muống, RL - rau lang; SET - cỏ setaria, THOC - thóc

3.4.3.5. Nuôi dưỡng và quản lý

Quá trình nuôi dưỡng và quản lý được tiến hành như thí nghiệm 1.

3.4.3.6. Phương pháp xác định các chỉ tiêu

lượng thu nhận, hệ số chuyển hóa thức ăn... được tiến hành như thí nghiệm 1.

- Phương pháp thu thập mẫu thức ăn và mẫu phân

Phương pháp lấy mẫu thức ăn và mẫu phân được tiến hành như thí nghiệm 1. Tổng số mẫu phân tích gồm: 50 thức ăn (các mẫu thức ăn được lấy mẫu hàng ngày và trộn đều lấy mẫu đại diện sau mỗi tuần x 6 loại thức ăn thô xanh x 8 tuần + 2 mẫu thức ăn khô (trấu, gạo); 50 mẫu thức ăn thừa (các mẫu thức ăn thừa được lấy mẫu hàng ngày; sau 4 tuần, các mẫu này được trộn đều để lấy mẫu đại diện); 125 mẫu phân.

- Xác định tỷ lệ tiêu hóa

Trong thời gian giữa và cuối thí nghiệm (tuần thí nghiệm thứ 4 và tuần thứ 8), toàn bộ phân của thỏ được xác định liên tục trong 7 ngày cho từng cá thể. Các mẫu phân đại diện (10%) được thu thập hàng ngày từ tổng lượng phân hàng ngày và được bảo quản ở nhiệt độ -25°C. Vào ngày cuối cùng, tất cả các mẫu được được cân gộp tương ứng với mỗi thỏ riêng biệt. Tỷ lệ tiêu hoá Y (%) = 100*(A- B)/A, trong đó A và B tương ứng là lượng chất dinh dưỡng Y ăn vào và chất Y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt new zealand giai đoạn sinh trưởng trên cơ sở nguồn thức ăn sẵn có (Trang 55)